Bệnh Khác

Chào bác sĩrnMẹ em bị xe máy ngã đè vào chân bị bầm sưng, có người hàng xóm chỉ là pha 1 ít dầu gió + 1 ít muối + 1 ít đường sức vào vết bầm chấn thương đó, như vậy có đúng không ạ? tuy nhiên do chỉ có dầu gió lúc ấy nên em chỉ xoa dầu gió cho mẹ thôi. xin bác sĩ tư vấn giúp em, cảm ơn bác sĩ ạ!

MK

(2013/06/16 17:26)

Chào bạn,
Khi bị chấn thương, các mạch máu nhỏ sẽ bị vỡ, máu thoát ra ngoài, tụ lại dưới da và hình thành nên máu bầm hay còn gọi là xuất huyết dưới da. Hiện tượng này dễ xảy ra sau chấn thương, va chạm, tụ máu sau phẫu thuật, sau tiêm truyền và cũng có khi do các bệnh lý về máu…\n Khi nhìn thấy vết bầm tím do tụ máu trên da, bạn cần phải biết rằng máu (chủ yếu là hồng cầu) đã thoát ra khỏi mạch máu và tiếp theo sẽ là hàng loạt các phản ứng nối tiếp nhau một cách nhanh chóng, nhằm tạo ra một nút cầm máu ở tại chỗ bị thương để ngăn ngừa chảy máu tiếp cũng như hàn gắn vết thương, sau cùng lập lại sự lưu thông bình thường. Quá trình trên là sự tương tác rất phức tạp của nhiều yếu tố như thành mạch, tiểu cầu và các yếu tố đông máu.\n Vết bầm máu có thể nhỏ hoặc lớn tuỳ theo mức độ tổn thương mạch máu, thông thường sau 2 đến 5 ngày các vết bầm này sẽ thay đổi màu sắc từ màu đỏ xậm qua màu xanh rồi màu vàng và từ từ biến mất. Với các vết bầm nhẹ, thương tổn không lớn, chúng ta nên dùng đá chườm lạnh ngay sau khi bị té ngã, đụng cạnh bàn, trượt cầu thang, sau phẫu thuật…Mục đích là giúp mạch máu co lại, khiến vết thương giảm viêm giảm sưng, giảm chảy máu.\n Với những vết bầm máu sau phẫu thuật, chúng ta có thể xịt nước khoáng kết hợp với chườm lạnh cũng giúp giảm sưng và tan máu bầm nhanh hơn. Với những vết bầm máu ở chân tay, có thể kết hợp với băng ép thành mạch, kê cao chi bị chấn thương… Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng thêm thuốc thoa ở ngoài da trên vùng tụ máu cũng giúp tan máu bầm nhanh hơn.\n Người bệnh không nên lăn trứng gà, xoa dầu nóng lên vết máu bầm. Sự hiểu biết sai lầm này sẽ khiến vị trí chấn thương bị chảy máu nhiều và vết thương viêm nhiễm nặng hơn.
Khi bị chấn thương nên làm gì? \n Khi vừa chấn thương là có tình trạng đứt, rách trong mô, lúc này hoàn toàn không thích hợp để thoa bất cứ loại thuốc gì. Tốt nhất nên được sơ cứu bằng phương pháp RICE: \n • R - Rest: Ngưng chơi ngay lập tức, có thể băng cố định tạm với nẹp. \n • I - Ice: Chườm lạnh vùng bị thương với túi đá hoặc túi chườm có sẵn từ 10 - 15 phút, ngưng 30 - 60 phút rồi lặp lại. Có thể chườm lạnh như trên trong 48 -72 giờ đầu. Chú ý không nên chườm quá lâu hay chườm đá trực tiếp lên da có thể gây phỏng lạnh. \n • C - Compress: Song song với chườm lạnh, ta có thể băng ép lên vùng bị thương. \n • E - Elevation: Kê cao tay, chân bị thương và có thể dùng thêm thuốc giảm đau trợ giúp. \n Ngoài ra để làm giảm sưng đau nhanh người ta còn dùng các chất bay hơi cực nhanh như ête hay những hỗn hợp dạng cồn đặc biệt để phun lên vùng bị thương (những loại này cũng không nên có tinh dầu nóng). \n Khi nào được dùng thuốc thoa? \n Sớm nhất cũng phải cách 48 giờ từ lúc chấn thương. Nên tiếp tục phương pháp RICE, nếu còn đau nhiều thì có thể dùng thêm loại thuốc thoa giảm đau - kháng viêm thông thường để tránh bị sưng nề. \n Thông thường chỉ nên dùng thuốc thoa sau 2 - 3 tuần vì đây là giai đoạn phục hồi các tổn thương nhẹ. Khi đó cần tăng lưu lượng máu nuôi để cung cấp chất dinh dưỡng, oxy cho tế bào hàn gắn vết thương và giúp mô mềm đàn hồi, giảm co thắt, giảm cứng khớp. Có thể dùng cho các chấn thương rách gân - cơ - dây chằng sau khi đã hết hiện tượng đau, sưng và viêm. Chỉ ở giai đoạn này mới được dùng thuốc thoa có tinh dầu gây nóng, hoặc loại hỗn hợp tinh dầu gây nóng và NSAID. Những chấn thương nặng hơn chỉ được sử dụng loại này sau 4 - 5 tuần. \n Những cách xử trí đơn giản trên sẽ giúp tổn thương mau lành và hạn chế biến chứng.
Chúc bạn và gia đình mạnh khỏe.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Bệnh Khác
Em bị trúng gió sau khi đi mưa về.. Em phải làm sao thưa bác sĩ

Nguyen Minh Phuong

(2015/11/24 21:32)