Tai Mũi Họng

Chào bác sĩ, cháu 27t, ngày nào cháu hít phải bụi là tối đến khoảng 2 3h sáng cháu lại bị ho, cảm giác bụi đang bám ở cổ họng, và ho khoảng 1 tiếng thì hết, theo tìm hiểu cháu được biết đó là thời gian hoạt động của phổi, bác sĩ cho cháu hỏi cơ thể cháu phản ứng như vậy là tốt hay xấu ạ, nếu không hít phải bụi thì tối đến cháu ngủ rất ngon, không bị gì hết. Cháu cảm ơn

Nguyễn Thị Hằng Nga

(2016/08/02 16:20)

Chào bạn,
- Phế nang là các túi khí có thành rất mỏng và có khả năng nhạy bén ép vào để đẩy khí ra và phồng ra để hút khí vào. Khí vào các phế nang và từ các phế nang ra ngoài qua phế quản.\n- Phế quản là một ống cơ sụn có hình dạng cấu trúc và khả năng điều tiết kích thước phù hợp hài hòa cho hoạt động của hô hấp.\n- Mũi là cửa ngõ của đường khí từ ngoài vào và từ phổi ra. Lỗ mũi có rất nhiều lông tạo thành một hàng rào cản bụi. Mũi còn có nhiệm vụ sưởi ấm không khí khi trời lạnh. Ngoài ra mũi còn tiết dịch chống nhiễm khuẩn và tiết tân dịch làm nhuận niêm mạc đồng thời tăng thêm khả năng cản bụi vào phổi.\n- Để đảm bảo vệ sinh và giữ sự trong lành trong cơ quan hô hấp, mũi, phế quản, phế nang khi gặp bụi hoặc các mùi khó chịu thì sẽ phản ứng lại bằng cách hắt hơi, chảy mũi, ho rồi khạc đẩy ra ngoài. Nếu bụi không ra mà bám vào phế nang thì phổi sẽ tiết dịch quyện lại thành đờm rồi gây phản xạ khạc ra. Do vậy, trong điều kiện bình thường chúng ta có thể yên tâm. Song nếu thường xuyên phải làm việc ở môi trường khắc nghiệt, nóng, khô, mật độ bụi dày đặc thì các bộ phận trong cơ quan hô hấp sẽ quá tải dẫn đến việc lọt bụi và ứ đọng bụi trong phổi. Dịch phổi tiết ra để quyện các bụi cũng có hạn. Khi bụi vào phổi quá nhiều thì khiến cho khô họng, khô phổi.\n2. Biện pháp chống bụi:
- Có nhiều biện pháp chống bụi như: phun nước, thông gió, hút bụi bằng bọt và các chất keo hóa, mặt nạ, khẩu trang...\n- Tuy nhiên những biện pháp này cũng chỉ làm giảm bớt mật độ của bụi trong môi trường và hạn chế lượng bụi vào phổi. Thông thường người tiếp xúc trong môi trường bụi thường xuyên từ 5 năm trở lên hầu hết đều bị nhiễm bụi phổi (nặng hoặc nhẹ).\n*Ngoài các biện pháp trên người lao động ở môi trường có nhiều bụi cần thực hiện:\n- Phải thở bằng mũi, vì lý do gì mắc bệnh mũi, ngạt mũi thì phải nghỉ việc để điều trị. Không được thở bằng miệng trong môi trường bụi.\n- Phải vệ sinh mũi sau khi làm việc bằng cách cúi mặt vào chậu nước sạch cho ngập mũi rồi xỉ ra nhiều lần, sau đó thì dùng khăn mỏng lau bên trong mũi.\n- Không được đưa kéo vào trong lỗ mũi để cắt các lông mũi (chỉ cắt những sợi lông thò hẳn ra ngoài)\n- Hạn chế nói chuyện, hò hét trong môi trường có bụi.
Vậy bạn cần làm tốt vấn đề trên sẽ hỗ trợ cải thiện tình trạng của bạn.
Thân ái.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan