Tai Mũi Họng

1 người dì của em tự nhiên bị cứng họng tay chân co lại lạnh ngắt, có hơi giật. Bs cho e hỏi đó là bệnh gì rồi cách giải quyết khi bị tại nhà. Dì trước đây có c8a1t buồng trứng và đang ở độ tuổi trung niên.

thanh vy

(2015/10/17 15:42)

Chào bạn,
Với biệu hiện như bạn mô tả thì rất có thể dì bạn có dấu hiệu bị tai biến hoặc động kinh 2 bệnh này đều nguy hiểm đến tính mạng. Trước tiên dì bạn cần đi khám để biết nguyên nhân dùng thuốc để kiểm soát vấn đề này.


\nTai biến não hay đột quỵ não, xuất huyết não là một loại tổn thương nghiêm trọng mà nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh như: liệt nửa người, mất ý thức,...
\nThường bệnh tai biến mạch máu não xảy ra khi người bệnh vừa trải qua một sự thay đổi không khí đột ngột từ nóng sang lạnh, bị gió lùa, sau một nổ lực gắng sức, sau khi uống rượu hoặc bị một xúc động mạnh. Vì vậy chúng ta phải sớm nhận biết những triệu chứng của bệnh và có cách xử lý kịp thời để tránh những biến chứng đáng tiếc như đã nói ở trên. Sau đây là những thông tin giúp bạn có thể nhận biết và xử lý kịp thời khi gặp người bị tai biến mạch máu não.
\nTriệu chứng báo động của cơn tai biến mạch máu não:
- Nhức đầu dữ dội, đột ngột. Triệu chứng này có ở trên 50% số bệnh nhân.
- Đột nhiên thấy chóng mặt, ù tai, choáng váng. Một bên chân bị yếu hẳn, đứng không vững.
- Đột nhiên một bên tay không cầm nắm chắc được đồ vật, dễ rơi thìa, đũa, bát… Nhặt lại vật dụng để rơi một cách khó khăn.
- Đột nhiên rối loạn ngôn ngữ: nói khó, nói ngọng, mọi người không hiểu được bệnh nhân nói gì. Triệu chứng này có thể chỉ diễn ra trong ít phút, nhưng cũng có thể kéo dài cả ngày trước khi tai biến nghiêm trọng xảy ra: bệnh nhân không còn khả năng phát ngôn.
- Đột nhiên bệnh nhân có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người.
- Xuất hiện những “khoảng vắng”: thỉnh thoảng bệnh nhân như mất hẳn sự kiểm soát của chính mình. Đang nói bỗng mất ngang trong giây lát mới lại tiếp tục được câu chuyện. Để rơi vật dụng trong tay mà không biết để rồi vài giây sau mới sực nhớ ra và nhặt lên.
- Những rối loạn trí thức: bệnh nhân đột nhiên mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian.
- Đột nhiên xuất hiện cảm giác như có ruồi bay trước mắt, mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, hoặc một hai bên trong giây lát.
- Cách nhận viết người bị tại biến mạch máu não bằng bốn chữ C.N.G.T
Để đơn giản và dễ nhớ cho tất cả mọi người, ở Mỹ người ta tóm tắt các triệu chứng của một người đang bị đột quỵ bằng chữ STRS. Nhưng ở Việt Nam có thể dịch sang 4 chữ C.N.G.T, có nghĩa:
C là Yêu cầu người đó Cười
N.là Yêu cầu người đó Nói câu đơn giản
G.là Yêu cầu người đó Giơ cả hai tay lên
T là Yêu cầu người đó Thè lưỡi ra.
Xử lý khi gặp người bị tai biến mạch máu não
Hãy gọi ngay cấp cứu 115 hoặc số điện thoại cấp cứu gần nhất mà bạn biết để đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất có khả năng cấp cứu đột quỵ não (có đủ các chuyên khoa: cấp cứu ban đầu, chụp cắt lớp não, trung tâm đột quỵ não, chụp DSA mạch máu não và can thiệp mạch máu não, phẫu thuật thần kinh)
Tại Hà Nội: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Bạch Mai…
Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện 115, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Chợ Rẫy…
Các khu vực khác: cần đến bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố (có thể không đủ các chuyên khoa, nhưng lúc này bạn không thể đưa bệnh nhân đi xa hơn được).
Ghi nhớ quan trọng: chỉ trong vòng 6 giờ từ khi có triệu chứng đột quỵ, các bác sỹ mới có khả năng cứu vùng não nhồi máu do bị tắc động mạch não. Trong 6 giờ vàng ngọc này, sớm phút nào hay phút đó.
Cần ghi nhớ ngay thời điểm xuất hiện triệu chứng đầu tiên (đến từng phút, ví dụ 07h20′; 10h15′ …), vì đó là thông tin có giá trị quan trọng mà bác sỹ cần để quyết định phương pháp điều trị.
Khi thấy một người lên cơn động kinh, cần làm các việc sau:
Nhanh chóng dùng vật dụng thích hợp đặt giữa 2 hàm răng tránh người bệnh cắn lưỡi, giữ đầu nghiêng sang một bên, đồng thời nới lỏng quần áo người bệnh, giữ tư thế người bệnh thoải mái, không cố định quá chặt. Chuyển tới Khoa Cấp cứu bệnh viện gần nhất.
Không vắt nước chanh nhỏ vào miệng bệnh nhân vì không có tác dụng cắt cơn và nước chanh sẽ chảy vào khí quản gây khó thở. Hút, lau đờm, nhớt.
Theo dõi “trông chừng liên tục”, rất cần tiếp xúc thân mật ngay sau khi người bệnh ra khỏi cơn co giật vì lúc này người bệnh chưa tỉnh hẳn, dễ có hành vi vô ý gây nguy hiểm và tạo ra cảm giác an toàn, hết đau đớn sợ sệt và bất hạnh.
Nếu cơn co giật xảy ra liên tục (động kinh liên tục) phải điều trị cấp cứu tại các bệnh viện có chuyên khoa và đầy đủ trang thiết bị cấp cứu.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan