Sản Phụ Khoa

kính chào bác sĩ 1.cháu mang thai 23 tuần, cho cháu hỏi là khi mang thai thì âm đạo có hoàn toàn khô ráo không? Vì cháu hay bị ra khí hư, có khi thấm vào quần lót chút ít, không có mùi, có khi trắng đục, có khi màu như màu hơi mỡ gà 1 tý. Như vậy có sao không ạ vì cháu sợ sẽ như trên báo cháu đọc là dễ nhầm lẫn giữa khí hư,nước tiểu với rỉ ối. Cháu nghe nói rỉ ối rất nguy hiểm. 2. Tại sao con cháu hoạt động rất thất thường, có ngày cháu có cảm giác như e bé không ngủ mà chỉ quậy thôi, có ngày thì cháu thấy em bé quậy ít lắm. Như vậy có sao không, và cảm giác hơi thốn và nhiều khi làm mẹ giật mình, rồi thì cảm giác nhột như con gì bò và gò cứng cả bụng thì đấy có phải là đạp không vậy ạ Xin bác sĩ cho cháu lời khuyên

phuong

(2016/07/26 20:03)

Chào bạn
1. Tăng dịch tiết âm đạo khi mang thai.
Âm đạo tiết dịch nhiều hơn khi bạn mang thai. Bạn sẽ thấy chất dịch màu trắng đục, không mùi hoặc mùi rất nhẹ dính trên đồ lót của mình. Chúng được tạo thành từ các chất nhầy tiết ra từ cổ tử cung và âm đạo hoặc cũng có thể là các tế bào cũ của âm đạo. Sở dĩ dịch tiết âm đạo tăng trong thai kỳ một phần là do nội tiết tố estrogen trong thai kỳ tăng cao và lưu lượng máu đến âm đạo nhiều hơn so với điều kiện bình thường. Khi càng gần đến giai đoạn chuyển dạ, dịch tiết âm đạo sẽ nhiều hơn và mang những đặc điểm hơi khác so với các dịch nhầy mà bạn đã từng thấy.
Và bạn nên thăm khám bác sĩ sớm nếu có dấu hiệu sau:
- Khí hư có mùi hôi màu sắc khác thường,bị đau rát, sưng đỏ ở vùng kín, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.\n- Khí hư có mùi chua, sủi bọt, khí hư có màu vàng, xanh hoặc xám có thể là dấu hiệu bị viêm nhiễm âm đạo hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ngay cả khi vùng kín không có dấu hiệu nóng rát, ngứa, sưng đỏ.\n- Những tuần cuối của thai kỳ, nếu khí hư chứa nhiều chất nhầy, có thể kèm theo những vệt màu hồng hoặc đỏ sậm thì có thể là xắp chuyển dạ sớm.\nBị ra máu: nhiều thai phụ xuất hiện tình trạng ra máu rải rác khi mang thai. Tình trạng này có thể bình thường hoặc cũng có thể cảnh báo một nguy cơ về sức khỏe nào khác. Đôi khi, ra máu là dấu hiệu của thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.
Một số dấu hiệu nhận biết rò rỉ nước ối:
+ Chất lỏng vùng kín sẽ chảy ra chậm hơn so với nước tiểu vùng bàng quang (tuy nhiên, đôi khi do áp lực của bào thai sẽ làm bạn són một ít nước tiểu).
+ Cách dễ dàng nhất để phân biệt nước ối và nước tiểu là ngửi và quan sát vùng ẩm ướt trên đồ lót của bạn. Đặc trưng của nước ối là không màu, không mùi. Trong khi đó nước tiểu có mùi nặng hơn và hơi khai. Nước tiểu còn có màu vàng hơn nước ối giúp bạn dễ dàng phân biệt.
+ Sử dụng giấy quỳ để thử độ pH của dung dịch. Nếu dung dịch khiến giấy quỳ chuyển sang màu đỏ thì đây là nước tiểu do tính axit trong nước tiểu nhiều hơn. Ngược lại, nếu màu sắc của giấy quỳ chuyển xanh thì đây chính là nước ối, vì nước ối có tính kiềm vượt trội. Cách kiểm tra này bạn có thể đến bệnh viện để kiểm tra hoặc mua giấy quỳ tại cửa hàng.
Chính vì thế, đối với trường hợp bạn tăng nhiều dịch tiết âm đạo không bị hôi, ngứa, khí hư bất thường thì bạn nên an tâm không sao nhé.
2. Thai đạp.
Đầu tiên, bạn chỉ có thể cảm nhận được một vài rung động nhẹ vào một vài lúc trong ngày. Khi thai lớn hơn, thường là vào khoảng cuối ba tháng giữa, các cử động thai sẽ mạnh lên và diễn ra thường xuyên hơn. Các nghiên cứu cho thấy rằng vào ba tháng cuối thai kỳ, thai nhi cử động có khi lên đến khoảng 30 lần trong một giờ. Thai nhi có xu hướng hay máy hơn vào một vài thời điểm nhất định trong ngày, khi mà nó chuyển đổi từ trạng thái ngủ sang thức hay ngược lại. Tần suất thai máy phụ thuộc vào nhịp sinh học của từng bé, bé có những cử động tay chân, đá, xoay người, gò lên 1 cục cứng ngắc lồi bên này, lỏm bên kia, thậm chí đôi khi làm méo cả bụng.... Vì thế, với những cử động của thai nhi mà bạn mô tả còn gọi là thai máy bạn nhé, bạn không nên quá lo lắng, nên thăm khám thai định kỳ, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ đến bé phát triển tốt nhất bạn nhé.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan