Máu - Hệ Tạo Máu

bé nhà em có bạch cầu hạt : 110 thì có bình thường không ạ

nguyễn văn cường

(2016/07/27 01:10)

Chào bạn,
Do thông tin bạn gửi không có đơn vị. Vì vậy liên quan đến xét nghiệm bạch cầu tôi gửi bạn thông tin dưới đây để tham khảo:
1. Trẻ nhỏ\n- Khi mới sinh: 9.000 - 30.000/mm3hay 9,0 - 30,0 10o9/L.\n- 8 ngày: 5.000 - 20.000/mm 3hay 5,0 - 20,0 109/L.\n- 1 tháng: 5.000 -18.000/mm3 hay 5,0 - 18,0 109/L.\n- 1 tuổi: 5.000 - 16.000/mm3hay 5,0 - 16,0 109/L.\n- 4 tuổi: 5.000 - 15.000/mm3 hay 5,0 - 15,0 109/L.\n- 4 đến 8 tuổi: 5.000 - 14.000/mm3 hay 5,0 - 14,0 109/L.\n- 8 đến 16 tuổi: 4.500 - 13.000/mm3hay 4,5 - 13,0 109/L.\n2. Người lớn: 4.500 - 10.500/mm3hay 4,5 - 10,5 109/L.\n3. Khi có thai\n- 3 tháng đầu: 5.000 - 15.000/mm3hay 5,0 - 15,0 109/L.\n- 3 tháng giữa và cuối: 6.000 - 16.000/mm3 hay 6,0 - 16,0 109/L.\n- Sau đẻ: 4.500 - 12.000/mm3 hay 4,5 - 12,0 109/L.\n4. Các thay đổi liên quan với hoạt động thể lực\n- Khi nghỉ: 4.000 - 10.000/mm3hay 4,0 - 10,0 109/L.\n- Gắng sức nhẹ: 4.000 - 11.000/mm3hay 4,0 - 11,0 109/L.\n- Gắng sức mạnh: 4.000 - 15.000/mm3 hay 4,0 - 15,0 109/L.
Các nguyên nhân chính thường gặp là:\n1. Các nhiễm trùng do vi khuẩn (nhất là các nhiễm trùng cấp sinh mủ).\n2. Nhiễm khuẩn huyết.\n3. Các ổ nhiễm trùng sâu:\n- Viêm nội tâm mạc.\n- Viêm xương.\n- Viêm xoang.\n- Viêm tuyến tiền liệt.\n4.Ung thư hoại tử hay bị apxe hoá.\n5. Hoại tử mô (Vd: phẫu thuật, bỏng, nhồi máu cơ tim).\n6. Các tình trạng tăng sinh tủy xương phản ứng hay tăng sinh tủy ác tính mạn tính.\n7. Sản giật.\n8. Cơn gout cấp.\n9. Cơn bão giáp.\n10. Ngộ độc hóa chất, thuốc, nọc độc.\n11. Dùng corticoid.\n12. Cơn tan máu cấp.\n13. Do stress (tâm thần, thực thể).\n14. Viêm mạch (Vasculitis).\nTăng bạch cầu đoạn ưa bazơ\nCác nguyên nhân chính thường gặp là:\n- Một số bệnh da.\n- Bệnh thủy đậu.\n- Bệnh lơ xê mi kinh dòng hạt.\n- Viêm xoang mạn.\n- Sau xạ trị.\n- Sởi.\n- Các rối loạn sinh tủy.\n- Phù niêm.\n- Sau cắt lách.\n- Bệnh đậu mùa.\n- Viêm đại tràng loét (ulcerative colitis).\nTăng bạch cầu đoạn ưa acid\nCác nguyên nhân chính thường gặp là:\n- Bệnh Addison.\n- Bệnh dị ứng.\n- Ung thư phổi, dạ dày, buồng trứng.\n- Bệnh lơxêmi kinh dòng hạt.\n- Bệnh Hodgkin.\n- Sau xạ trị.\n- Các nhiễm ký sinh trùng (Vd: bệnh nhiễm giun xoắn).\n- Thiếu máu ác tính Biermer.\n- Đa hồng cầu tiên phát.\n- Viêm khớp dạng thấp.\n- Bệnh sốt tinh hồng nhiệt (scarlet fever).\n- Xơ cứng bì.\n- Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.\n- Viêm đại tràng loét.\nTăng bạch cầu lympho\nCác nguyên nhân chính thường gặp là:\n- Bệnh Addison.\n- Bệnh lơ xê mi kinh dòng lympho.\n- Bệnh Crohn.\n- Nhiễm trùng do cytomegalovirus.\n- Tăng quá mẫn với thuốc.\n- Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.\n- Ho gà.\n- Bệnh huyết thanh (serum sickness).\n- Nhiễm độc giáp.\n- Nhiễm toxoplasmosis.\n- Sốt thương hàn.\n- Viêm đại tràng loét.\n- Các bệnh lý do virus(Vd: quai bị, bệnh rubeon, sởi, viêm gan siêu vi, thủy đậu...).\nTăng bạch cầu mônô\nCác nguyên nhân chính thường gặp là:\n- Bệnh Brucelle (bệnh sốt Malta, bệnh do brucellose).\n- Các bệnh lý viêm mạn tính.\n- Viêm đại tràng loét mạn tính.\n- Bệnh Hodgkin.\n- Các rối loạn sinh tủy.\n- Viêm nội tâm mạc bán cấp do vi khuẩn.\n- Các nhiễm virus.\nGiảm bạch cầu đoạn trung tính\nCác nguyên nhân chính thường gặp là:\n1. Các tổn thương tuỷ xương\n- Xâm nhiễm do di căn ung thư (Vd: vú, phổi, đại tràng, dạ dày, tiền liệt, thận).\n- Đa u tuỷ xương.\n- Xơ hoá tuỷ xương.\n- Bệnh lơ xê mi.\n- Do thiếu acid folic hay vitamin B12.\n- Do chất độc:\nXạ trị.\nHoá trị liệu.\nKháng sinh (chloramphenicol, sulfamid).\nThuốc giảm đau (phenylbutazon, aminopyrin).\nThuốc kháng giáp trạng (Vd: PTU).\nColchicin.\nMuối vàng.\nBenzen.\n2. Cường lách\n- Xơ gan.\n- U lympho.\n- Bệnh tự miễn (Vd: viêm đa khớp mạn tính tiến triển, bệnh luput ban đỏ).\n- Bệnh sarcoidose (sarcoidosis).\n- Sốt rét.\n- Bệnh Kala-azar.\n3. Các nhiễm khuẩn\n- Virus.\n- Thương hàn.\n- Bệnh do brucella.\n- Bệnh do rickettsia.\n4. Sau dùng một số thuốc (do có kháng thể chống bạch cầu)\n- Pyramidon.\n- Methyldopa.\n- Phenylbutazon.\n- Aminopyrin.\nGiảm bạch cầu đoạn ưa bazơ\nCác nguyên nhân chính thường gặp là:\n- Nhiễm trùng cấp.\n- Bệnh basedow.\n- Sau xạ trị.\n- Có thai.\n- Shock.\n- Tình trạng stress.\n- Vỏ thượng thận bị kích thích (adrenocortical stimulation).\nGiảm bạch cầu đoạn ưa acid\nCác nguyên nhân chính thường gặp là:\n- Kích thích vỏ thượng thận.\n- Bệnh Cushing.\n- Nhiễm trùng nặng.\n- Shock.\n- Tình trạng stress.\n- Chấn thương.\nGiảm bạch cầu lympho\nCác nguyên nhân chính thường gặp là:\n- Lao cấp.\n- Kích thích vỏ thượng thận.\n- Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải\n- Thiếu máu bất sản (aplastic anemia).\n- Suy tim ứ huyết.\n- Bệnh u lympho Hodgkin.\n- Sau xạ trị.\n- U lymphosarcom.\n- Cơn nhược cơ toàn thể.\n- Suy thận.\n- Tình trạng stress.\n- Bệnh lupus ban đỏ hệ thống.\nGiảm bạch cầu mônô\nCác nguyên nhân chính thường gặp là:\n- Phản ứng stress cấp.\nCác yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm\n- Tình trạng stress, phấn kích, hoạt động thể lực và chuyển dạ đẻ có thể gây tăng số lượng bạch cầu đoạn trung tính.\n- Các tình trạng stress có thể làm giảm số lượng bạch cầu đoạn ưa acid.\n- Các thuốc có thể làm tăng số lượng bạch cầu đoạn trung tính là: Endotoxin, adrenalin, heparin, histamin, steroid.\n- Các thuốc có thể làm giảm số lượng bạch cầu đoạn trung tính là: Thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc điều trị ung thư, thuốc kháng giáp trạng, phenothiazin, sulfonamid.\n- Các thuốc có thể làm tăng số lượng bạch cầu đoạn ưa bazơ là:\nThuốc kháng giáp trạng.\n- Các thuốc có thể làm giảm số lượng bạch cầu đoạn ưa bazơ là: Thuốc điều trị ung thư, glucocorticoid.\n- Các thuốc có thể làm tăng số lượng bạch cầu đoạn ưa acid là:\nDigitalis, heparin, penicillin, propranolol hydrochlorid, streptomycin, tryptophan.\n- Các thuốc có thể làm giảm số lượng bạch cầu đoạn ưa acid là: Corticosteroid.\n- Các thuốc có thể làm giảm số lượng bạch cầu lympho là: Thuốc điều trị ung thư, corticosteroid.\n- Các thuốc có thể làm giảm số lượng bạch cầu mô nô là: Thuốc điều trị ung thư, corticosteroid.
Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan