Trẻ mắc bệnh cận thị do đâu?

Tác giả: Lợi Apple. Ngày đăng: 05-05-2008

Mắt của người bình thường khi nhìn ảnh của vật hiện đúng trên võng mạc, nên nhìn rõ sự vật.

Trẻ mắc bệnh cận thị do đâu?

Hai nguyên nhân chính gây bệnh cận thị là do bẩm sinh và mắc phải. Bệnh bẩm sinh do yếu tố di truyền, cha mẹ cận thị thì con cũng bị cận thị. Loại này có đặc điểm là độ cận cao, có thể trên 20 đi ốp, độ cận tăng nhanh cả khi đã ở tuổi trưởng thành, có nhiều biến chứng như: thoái hóa hắc võng mạc, xuất huyết hoàng điểm, bong hoặc xuất huyết thể pha lê, rách hay bong võng mạc..., khả năng phục hồi thị lực của bệnh nhân kém dù được điều trị.

Trẻ mắc bệnh cận thị do đâu?

Bệnh cận thị ở trẻ có phải do bẩm sinh?

Bệnh cận thị mắc phải thường gặp ở lứa tuổi học sinh, do các em học tập, làm việc, nhìn gần nhiều trong điều kiện thiếu ánh sáng, mắt không được nghỉ ngơi hợp lý. Đặc điểm là mức độ cận nhẹ hay trung bình dưới 6 đi ốp, bệnh tiến triển chậm, ít tăng độ, độ cận thường ổn định đến tuổi trưởng thành, ít bị biến chứng.

 

Biểu hiện của trẻ bị cận như thế nào?

Người cận thị bị giảm thị lực, nên muốn phát hiện bệnh cần đo thị lực. Song trước đó phải dựa vào các biểu hiện sau đây để đưa bệnh nhân đi khám mắt: lúc xem tivi trẻ phải lại gần mới xem được; đọc bài hay bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc; ở lớp trẻ phải lại gần bảng mới nhìn được, khi viết nhiều chữ viết sai, thiếu, hoặc phải chép bài của bạn; hay nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn vật ở xa; hay dụi mắt mặc dù trẻ không buồn ngủ; thường kêu mỏi mắt, nhức đầu, hay chảy nước mắt; sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt; không thích các hoạt động phải nhìn xa...

Kết quả đo thị lực trẻ bị cận ở một hoặc cả hai mắt. Cận thị bẩm sinh thường được phát hiện khi trẻ 1-2 tuổi, độ cận cao và tăng độ nhanh bất bình thường. Cận thị mắc phải ở trẻ em thường xuất hiện ở khoảng 5-6 tuổi.

 

Chữa trị cận thị ra sao?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng trên 800 triệu người bị cận thị. Lứa tuổi học sinh (từ 7-16 tuổi) rất dễ mắc chứng cận thị, độ cận thị tiến triển càng nhanh do mức độ làm việc nhìn gần bằng mắt càng nhiều. Một thống kê cho thấy: số người mắc tật khúc xạ tại Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 30% trong tổng số bệnh nhân đến khám; tỷ lệ bệnh và mức độ cận cũng tăng lên theo cấp học của học sinh, tỷ lệ cận thị ở học sinh đầu cấp là 18%.

Có nhiều phương pháp điều trị cận thị, phổ biến nhất là đeo kính; lắp kính sát tròng; mổ laser.

Đeo kính là cách thông dụng, rẻ tiền, dễ áp dụng. Tuỳ theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa. Nếu bệnh nhân cận thị được chỉnh kính đúng thì tiến triển cận thị sẽ chậm lại, không bị tăng độ.

Trẻ mắc bệnh cận thị do đâu?- Hình 2

Đeo kính cận là một trong những cách chữa bệnh cận thị ở trẻ nhỏ.

Tuy nhiên khi đeo kính, góc nhìn bị thu hẹp, hình ảnh bị thu nhỏ và gây vướng víu cho bệnh nhân. Sử dụng kính sát tròng thì bệnh nhân phải giữ gìn vệ sinh tốt, đeo kính vào sáng sớm và tháo ra buổi tối trước khi ngủ. Không được đeo kính sát tròng khi xuống nước như khi đi tắm biển. Bệnh nhân đeo kính sát tròng cần được kiểm tra giác mạc 3 tháng một lần, phải ngưng sử dụng kính nếu có bất thường trên giác mạc hoặc có phản ứng của mắt với kính.

Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi có thể điều trị bằng phương pháp mổ laser. Phẫu thuật này khá phổ biến, chính xác và có hiệu quả cao nhất trong phẫu thuật khúc xạ hiện nay, nhất là dùng excimer laser. Ưu điểm là không đau, thời gian phẫu thuật ngắn dưới 10 phút, độ chính xác cao, hơn 90% bệnh nhân trở về dưới 0,5 đi ốp, phục hồi thị lực nhanh, bệnh nhân nhìn rõ sau mổ 12-24 giờ. Tuy nhiên có thể có những biến chứng trong khi phẫu thuật như rách vạt, đứt vạt giác mạc với tỷ lệ rất thấp dưới 1%, hoặc biến chứng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật.

Phương pháp đặt thủy tinh thể nhân tạo trong mắt được sử dụng khi bị cận nặng, có kèm bệnh đục thủy tinh thể. Dùng vật lý trị liệu như luyện tập điều tiết trên máy, dùng sóng siêu âm, điện, điện tử, laser năng lượng thấp có tác dụng làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trương lực cơ.

 

Phòng tránh bệnh và hạn chế độ cận bằng cách nào?

Muốn phòng tránh bệnh cận thị có hiệu quả cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Phải bảo đảm đủ ánh sáng trong các phòng học, lớp học cho trẻ em. Ánh sáng trong khi học tập, làm việc phải được phân bố đều và có cường độ tốt để không gây lóa mắt. Nên bố trí đèn chiếu sáng trong phòng và một ngọn đèn bàn đặt phía bên tay trái trên bàn học ở nhà của trẻ. Sách và tài liệu có chữ in rõ ràng trên giấy không quá bóng để tránh bị loá mắt.

 

Trong lớp nên xếp trẻ cận thị ngồi gần bảng. Không nên học tập, làm việc bằng mắt liên tục và kéo dài nhiều giờ. Nên cho mắt nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút bằng cách nhắm mắt lại hoặc thư giãn bằng cách nhìn ra xa sau mỗi giờ học. Không nên đọc sách trong bóng tối hoặc ngồi trước máy vi tính quá nhiều sẽ gây mỏi mắt. Hạn chế và giảm những triệu chứng mỏi mệt điều tiết do cận thị gây ra, cần làm việc ở khoảng cách thích hợp, từ mắt đến sách khoảng 30 - 40 cm.

 

Cùng chuyên mục

Sua me vacxin yeu thuong.jpg

Ngoài giá trị dinh dưỡng, sữa mẹ còn mang lại cho con trẻ một nguồn kháng thể rất dồi dào, giúp trẻ phòng tránh bệnh tật trong những năm tháng đầu đời.

Các mẹ cần biết

- 17/07/2017

Beo phi do dau hinh ava

Các nhà khoa học đã nghiên cứu, chứng minh và xác định được 6 loại bệnh béo phì gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau. Hãy xem bạn thuộc nhóm nào làm thế nào để thoát khỏi căn bệnh béo phì này.

Các mẹ cần biết

- 13/07/2017

Cham soc rang cho be hinh ava

Hầu hết trẻ em bắt đầu mọc răng khi bé khoảng 6 tháng tuổi. Hàm răng đầu tiên, hay còn gọi là “răng sữa”, phải mọc đầy đủ khi bé được ba tuổi. Thông thường, những chiếc răng cửa ở hàm dưới mọc trước, sau đó là những chiếc răng cửa ở hàm trên. Hàm răng sữa của bé phải có tổng cộng 20 chiếc.

Các mẹ cần biết

- 11/07/2017

Tre nho va benh hen phe quan hinh ava

Hen phế quản có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và thường bắt đầu khi trẻ được 2 -10 tuổi. Hen phế quản có thể biểu hiện dưới nhiều dạng như viêm phế quản rít, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản hen, viêm phế quản thể hen, viêm phế quản giả hen.

Các mẹ cần biết

- 11/07/2017

Cap cuu sac sua hinh ava

Một trong những lỗi lầm của bậc phụ huynh là không biết cấp cứu sặc sữa cho bé như thế nào. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi các sinh linh còn quá nhỏ, cơ thể còn mỏng manh quá đỗi.

Các mẹ cần biết

- 11/07/2017