Giải đáp thắc mắc lấy cao răng là gì?

Tác giả: Váng cả đầu. Ngày đăng: 04-04-2017

Giải đáp thắc mắc lấy cao răng là gì? Cao răng là những cặn lắng cứng có màu vàng, nâu đỏ tồn tại xung quanh cổ răng, trên thân răng và dưới nướu. Điều đầu tiên có thể nhận thấy cao răng chính là nguyên nhân làm răng bị ố vàng. Do đó nhiều người tìm đến biện pháp lấy cao răng, vậy lấy cao răng là gì?, công dụng lấy cao răng là gì?, lấy cao răng có đau không?

Lấy cao răng là gì?

 

Cao răng thực chất là những cặn cứng của muối vô cơ là canxi carbonat và phosphate và các cặn mềm là mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong miệng. Cao răng còn do sự lắng đọng của huyết thanh gây nên.

Bằng mắt thường bạn có thể nhìn thấy cao răng là những mảng bám màu vàng nâu hoặc nâu đỏ trên thân răng và xung quanh cổ răng nhưng cao răng hình thành dưới nướu thì bạn không thể quan sát được mà cần đến sự thăm khám của nha sỹ.

Cao răng chứa vi khuẩn chính là một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm răng, viêm nha chu, sâu răng…Khi vi khuẩn tác động đến nướu sẽ gây tụt nướu, lộ chân răng, lâu ngày có thể khiến răng lung lay, thậm chí tiêu xương.

 

Giải đáp thắc mắc lấy cao răng là gì?

 

Lấy cao răng là gì, chính là câu hỏi nhiều người quan tâm, cần được giải đáp

Lấy cao răng là gì, chính là dịch vụ nha khoa cơ bản lấy đi lớp mảng cứng bám xung quanh cổ răng này và được các nha sỹ khuyến khích thực hiện định kỳ ít nhất từ 3-6 tháng một lần

 

Công dụng của lấy cao răng là gì

 

  1. Lấy cao răng sẽ bảo vệ và giữ cho xương răng chắc khỏe

Khi lấy cao răng, những độc tố và vi khuẩn bám xung quanh chân răng sẽ được làm sạch. Những độc tố và vi khuẩn này chính là nguyên nhân gây tiêu xương răng và khiến cho nướu mất chỗ bám, dẫn tới hiện tượng tụt nướu, lộ ra xương răng.

 Khi xương răng bị tiêu đi thì chân răng lại càng ngắn hơn và nguy cơ răng lung lay, gãy rụng càng cao. Đồng thời, bạn cũng nên biết tiêu xương là quá trình thoái hóa không thể chống lại theo thời gian vì vậy duy trì tiêu xương ở mức độ ổn định vô cùng quan trọng. Huống hồ cao răng lại khiến đẩy nhanh việc tiêu xương và kéo theo hàng loạt bệnh răng miệng khác.

 

Giải đáp thắc mắc lấy cao răng là gì?-hình 2

 

Công dụng cũng như lợi ích lấy cao răng là gì chính là điều nhiều người có răng bị ố vàng quan tâm nhất

  1. Lấy cao răng chống lại một số bệnh răng miệng điển hình và nguy cơ khác

Có rất nhiều bệnh răng miệng mà nguyên nhân xuất phát từ cao răng. Điển hình là viêm nướu và các bệnh như viêm niêm mạc miệng. Cao răng không lấy thường xuyên tích tụ lại gây viêm nướu, viêm nha chu dẫn đến các triệu chứng chảy máu chân răng, hơi thở khó chịu, tụt lợi…

Các bạn cũng có thể cảm thấy ê buốt khi ăn uống. Mức độ nghiêm trọng nhất thì chính là răng bị gãy rụng và gây tiêu xương hàm. Ngoài ra, theo như nghiên cứu, cao răng cũng là một phần nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, viêm họng, viêm amidan.

  1. Lấy cao răng tăng cường tính thẩm mỹ, hỗ trợ vệ sinh răng miệng

Lợi ích lấy cao răng là gì? Không chỉ có giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm kể trên mà lấy cao răng còn đem đến giá trị thẩm mỹ cao. Khi cao răng được loại bỏ thì hàm răng sẽ nhìn trắng hơn, không còn những mảng ố vàng hoặc đen sậm, đặc biệt là khi kết hợp với kỹ thuật đánh bóng răng sau khi lấy cao răng.

Bên cạnh đó, bạn cũng dễ dàng giữ vệ sinh răng miệng để tránh được những bệnh như sâu răng, hơi thở khó chịu sau này. Đây sẽ là điểm cộng cực lớn cho sự tự tin khi giao tiếp của bạn.

 

Lấy cao răng có đau không?

 

Trước đây muốn lấy cao răng phải dùng tới dụng cụ cầm tay để làm bong cao răng. Thao tác này dễ xảy ra tổn thương cho răng và lợi khi khí cụ chạm vào, đặc biệt là với những người thực hiện thiếu kinh nghiệm nên nhiều trường hợp lấy cao răng gây đau nhức, chảy máu và cảm giác ê buốt kéo dài sau đó.

Tuy nhiên, hiện nay với công nghệ lấy cao răng hiện đại có tại nhiều phòng khám nha khoa sẽ cho phép lấy cao răng nhẹ nhàng hơn rất nhiều nhờ sóng siêu âm, có khả năng làm tan rã và bong mảng cao răng cứng chắc mà không ảnh hưởng tới răng và lợi. Công nghệ hiện đại việc lấy cao răng không còn là nổi lo của nhiều người, bởi chúng không làm bạn đau hay tổn hại đến răng hàm.

 

Cùng chuyên mục

Tram rang thua hinh ava

Quy trình trám răng thưa như thế nào? Trám răng thưa là quá trình hàn đóng kẽ răng thưa bằng vật liệu nhân tạo tương đồng với răng thật về mặt tính chất cũng như màu răng. Nhờ vậy, với trám răng thưa mà khe răng thưa có thể biến mất nhanh chóng, các răng trồng sẽ sát kín đều đặn với nhau một cách...

Nha Khoa

- 09/05/2017

Tram rang cua hinh ava

Nên lựa chọn vật liệu nào cho trám răng cửa? Trám răng nói chung và trám răng cửa nói riêng diễn ra rất nhanh chóng, không làm mất nhiều thời gian của bạn đi kèm theo đó là rất nhiều những tác dụng trong việc bảo vệ răng khỏe mạnh, cứng chắc. Tuy nhiên, trường hợp nào mới nên trám răng cửa, trườn...

Nha Khoa

- 09/05/2017

Tram rang co dau khong hinh ava

Giải đáp thắc mắc về việc trám răng có đau không. Hàn trám răng, đặc biệt là trám răng sâu là cách hỗ trợ điều trị răng sâu hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng nhằm giảm đau, bên cạnh đó là phục hình cho hàm răng khi vỡ mẻ, răng thưa. Tuy nhiên, vấn đề được nhiều người quan tâm về vấn đề rằng trá...

Nha Khoa

- 09/05/2017

Tram rang sau bao nhieu tien hinh ava

Chi phí trám răng sâu bao nhiêu tiền? Trám răng là giải pháp tốt nhất khắc phục các trường hợp như sâu răng, răng sứt mẻ, răng thưa, mỏng men răng, răng vỡ, răng hở. Vậy vấn đề trám răng sâu bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bệnh lý cũng như tình trạng răng miệng, vật liệu trám răn...

Nha Khoa

- 09/05/2017

Lam rang nanh gia hinh ava

Làm răng nanh giả như thế nào? Không ít người có những chiếc răng nanh quá ngắn và bị tù ở rìa răng. Hình thể kém thẩm mỹ và sai tiêu chuẩn này sẽ biến răng duyên trở thành kẻ phá hoại hoàn toàn “nhan sắc” của khuôn răng. Bên cạnh đó nhiều người muốn làm răng nanh giả để tạo điểm nhấn, độc lạ cho...

Nha Khoa

- 09/05/2017