Cùng tìm hiểu quy trình trám răng như thế nào để có câu trả lời trám răng có đau không
- Bước thăm khám và tư vấn
Nha sỹ sẽ tiến hành thăm khám để xác định tình trạng răng sâu, nếu cần thiết sẽ chụp x-quang để xem xét vết sâu có lan tới tủy không và có ảnh hưởng đến xương hàm không.
Sau khi thăm khám cụ thể, nha sỹ sẽ tư vấn cho bạn về quy trình hàn trám cũng như lựa chọn vật liệu trám nào là tốt nhất.
- Bước nạo sạch vết sâu
Răng sâu cần được loại bỏ phần răng đã bị phân rã. Trước khi thực hiện nạo bỏ khoang sâu, bác sỹ sẽ gây tê cục bộ tại vị trí tiến hành trám răng, đảm bảo quá trình làm thủ thuật không đau, giúp cho bệnh nhân thoải mái nhất.
Trám răng có đau không không chỉ là thắc mắc của riêng ai.
- Bước cách ly răng cần trám và chuẩn bị bề mặt răng cần trám
Răng sâu cần trám sẽ được cách ly khỏi môi, nướu và khoang miệng bởi đê cao su. Đây là bước rất quan trọng trong quy trình trám răng sâu bởi composite nếu tiếp xúc với nước trong khi đổ vào khoang răng sẽ cản trở các cơ chế liên kết.
- Bước tiến hành hàn trám răng sâu
Với dụng cụ chuyên dụng, vật liệu composite hoặc amalgam sẽ được đổ đầy vào khoang trám hoặc đưa lên phần răng bị sâu đã được làm sạch. Quy trình được tiến hình bởi bác sĩ chuyên khoa giỏi, tay nghề cao.
- Bước chỉnh sửa lại vết trám
Sau khi thực hiện trám bít, nha sỹ sẽ thực hiện chỉnh sửa lại vết trám. Phần vật liệu trám dư thừa sau khi cứng lại được định hình bằng cách sử dụng dụng cụ cắt và mài để tạo hình chuẩn xác nhất.
Kỹ thuật trám răng không hề phức tạp nhưng do tác động trực tiếp vào răng nên vẫn có đôi chút khó chịu trong khi làm nhưng đó sẽ chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Như vậy, đến đây ắc hẳn bạn cũng tự có cho mình câu trả lời về việc trám răng có đau không.
Tuy nhiên để hạn chế mức tối thiểu trám răng có đau không, bạn nên lựa chọn một phòng khám nha khoa đủ tiêu chuẩn về đội ngũ bác sĩ và trang thiết bị, công nghệ.
Một số lưu ý khi đi tiến hành trám răng
Việc lựa chọn một nha khoa tốt sẽ giúp bạn hạn chế vấn đề trám răng có đau không.
Nếu bạn muốn hàm trám răng đạt hiệu quả cũng như làm hạn chế vấn đề trám răng có đau không, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Bạn nên đánh răng và súc miệng thật sạch để tiết kiệm thời gian.
- Khi đang hàn răng, nếu có khó chịu hay vấn đề gì cần báo cho nha sĩ biết bằng cách ra hiệu bằng tay để kịp thời điều chỉnh hoặc dừng lại.
- Khi hàn răng xong, bạn sẽ không được ăn trong vòng 2 giờ để miếng trám có thời gian đông đặc và khô cứng lại. Tuy nhiên, nếu đó là miếng trám với đèn quang trùng hợp thì người bệnh có thể lập tức sử dụng ngay sau khi bác sĩ cho phép.
- Sau khi về nhà, nếu có gì bất thường như có phản ứng đau, nhức, sưng, chất trám cộm hay bong, bạn phải thông báo ngay cho nha sĩ để có hướng điều trị kịp thời.