Tìm hiểu về quy trình niềng răng hô trước khi biết đến cách chăm sóc răng niềng.
- Thăm khám và tư vấn
- Đầu tiên bác sĩ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng cho bệnh nhân, từ đó đánh giá tình trạng răng khó dễ như thế nào.
- Chụp phim X-quang xương hàm.
- Xây dựng lộ trình điều trị
- Dựa trên những kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.
Các phương pháp niềng răng thường được phân loại theo loại mắc cài sao cho phù hợp với tình trạng răng, hàm và điều kiện thời gian, chi phí bao gồm: mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài tự khóa, mắc cài mặt lưỡi.
Bác sĩ cùng trao đổi với những bệnh nhân những vấn đề liên quan đến việc niềng răng giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về việc điều trị của mình.
Để tăng độ hiệu quả của niềng răng, bạn nên lưu ý thêm về những cách chăm sóc răng niềng.
- Lấy dấu răng
- Bác sĩ tiến hành lấy những thông số dấu hàm cụ thể trên răng bệnh nhân.
Những dữ liệu này sẽ được đánh giá và phân tích kết hợp với đánh giá toàn bộ các vấn đề chức năng khớp thái dương hàm, cơ nhai… Dữ liệu lâm sàng sẽ được nhập liệu trong phần mềm chỉnh nha chuyên dụng để phân tích và theo dõi trong suốt quá trình điều trị.
Các kỹ thuật viên sử dụng phần mềm máy tính để chế tác các khí cụ niềng răng tương thích với từng trường hợp cụ thể.
- Đeo mắc cài
- Bác sĩ thực hiện cạo vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bệnh nhân.
- Bác sĩ đeo mắc cài lên răng cho bệnh nhân, đeo thun định hình và tạo lực kéo như những tính toán trước đó.
- Theo dõi chỉnh nha
Trong suốt thời gian niềng răng, bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám cụ thể với bệnh nhân. Thông thường khoảng 3 tuần bệnh nhạn đến tái khám 1 lần. Tuy nhiên, với kỹ thuật mắc cài trong suốt (niềng răng không mắc cài) thời gian cần đi đến phòng nha sẽ được hạn chế đáng kể.
Có những cách chăm sóc răng niềng như thế nào?
- Chải răng- là một trong phương pháp chăm sóc răng niềng hiệu quả.
- Dùng bàn chải có lông mềm để chải răng sau niềng răng
Khi chải răng bạn nên xoay bàn chải theo hình tròn hoặc chải theo chiều dọc. Các chuyên gia răng miệng cho biết bình quân 3 tháng/1 bàn chải ở người bình thường, còn những ai mang niềng răng thì chắc chắn bạn phải thay mới trước 3 tháng.
Ngoài ra, sau khi gắn mắc cài bạn sẽ được tặng một bộ dụng cụ chải kẻ (bàn chải chỉnh nha) để làm sạch các mắc cài và kẽ răng. Phải nhớ cách chăm sóc răng niềng là chải thật sâu các răng hàm phía trong không nên bỏ sót ngóc ngách nào.
Chải răng, dùng chỉ nha khoa hay nước súc miệng là một trong những cách chăm sóc răng niềng thông dụng.
- Dùng chỉ tơ nha khoa- cách chăm sóc răng niềng được bác sĩ khuyên dùng.
Không chỉ những hàm răng bình thường mà nhất là những hàm răng đang mang niềng, bạn cần phải chăm sóc chúng kĩ hơn. Thường xuyên dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để lấy sạch thức ăn thừa đó là một cách rất hiễu quả để ngăn ngừa sâu kẻ răng.
- Nước súc miệng- cách chăm sóc răng niềng được nhiều người lựa chọn nhất.
Bạn nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride. Nha sĩ có thể sẽ khuyên bạn dùng thêm các nước súc miệng có chứa fluoride thông thường. Chúng sẽ cung cấp fluoride để bảo vệ và làm răng cứng chắc trong suốt quá trình chỉnh nha.
Sau khi chải răng, súc sạch kem đánh răng, ngậm 5 -10ml dung dịch Fluor 30 giây, sau đó nhả thuốc, để lại phần thuốc còn bám lại ít nhất 30 phút. Tốt nhất nên thực hiện trước khi đi ngủ để fluor tiếp tục tác dụng suốt cả đêm.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như bàn chải kẽ, nước súc miệng sát khuẩn, máng bảo vệ (nhất là khi bạn chơi thể thao để tránh bị tổn thương do khí cụ va chạm vào mặt).
- Chế độ ăn uống- cách chăm sóc răng niềng từ những điều nhỏ nhặt nhất
- Hạn chế thức ăn chứa quá nhiều đường, nước uống chứa màu nhiều và ga.
Thức ăn chứa nhiều tinh bột nếu chải răng không kĩ sẽ rất dễ bám vào mắc cài và gây sâu và vôi răng. Để tránh rình trạng bong sút mắc cài trong quá trình điều trị thì bạn không nên ăn thức ăn quá cứng hoặc dai.
Vậy nên những cách chăm sóc răng niềng này là vô cùng quan trọng để có một hàm răng đều đặn và khỏe mạnh đảm bảo quá trình niềng răng được suôn sẻ và đạt được kết quả hoàn hảo.