Nhổ răng sâu như thế nào?
Nếu răng sâu nhẹ (chỉ mới hư hỏng trên bề mặt, mô răng mất chưa nhiều hoặc vi khuẩn chưa ăn lan sang tủy răng, tủy răng chưa chết...) thì giải pháp trám răng có thể giúp bạn bảo tồn được những chiếc răng này.
Tuy nhiên, nếu răng bị sâu quá nghiêm trọng: mức độ sâu răng đã ăn lan sang tủy; tủy răng chết gây nhiễm trùng, răng lung lay quá nhiều do viêm nha chu, răng khôn mọc kẹt, mọc lệch gây tai biến... thì nhổ bỏ được xem là giải pháp tốt nhất để ngăn sự lây lan qua các răng khỏe mạnh khác.
Nhổ răng sâu không quá phức tạp và nguy hiểm như nhiều người vẫn nghĩ.
Nhổ răng sâu không phức tạp như nhiều người vẫn lầm tưởng. Hiện nay, các điều trị nhổ răng sâu đều diễn ra khá nhanh chóng và giảm thiểu sự đau đớn nhờ vào lượng thuốc tê và kĩ thuật gây tê hiệu quả của bác sĩ.
- Sau khi gây tê và nhổ bỏ chân răng nhiễm trùng, bác sĩ sẽ nạo sạch các mô bệnh lý quanh chóp răng đảm bảo sự sạch sẽ tuyệt đối cho vùng niêm mạc và nướu
- Răng sâu nhổ đi sẽ được thay thế bằng giải pháp răng sứ. Bước thay thế răng bị sâu này khá quan trọng vì nó không chỉ tạo hình ảnh thẩm mĩ cho người mất răng mà còn duy trì chức năng ăn nhai giúp mọi sinh hoạt ăn uống, giao tiếp của họ không bị ảnh hưởng.
Trường hợp nào bạn nên nhổ răng?
Không phải tất cả các trường hợp răng bị tổn thương đều được chỉ định nhổ bỏ, có một số tình huống sau đây bạn cần phải nhổ răng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng:
- Sâu răng mức độ nặng, gây viêm tủy và vùng nướu xung quanh hoặc răng bị vỡ gần hết không thể phục hồi.
- Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch, gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, thức ăn và vi khuẩn dễ tạo mảng bám gây sâu răng, viêm nướu.
- Trường hợp bị tai nạn, răng bị lung lay hay vỡ, mẻ mức độ lớn mà không thể trám răng hay áp dụng các phương pháp chỉnh nha khác.
- Khi cần nhổ bỏ bớt răng nhằm tạo khoảng trống để thực hiện các chỉnh hình nha khoa khác.
Nhổ răng sâu có đau không?
Nếu sức khỏe của bệnh nhân bình thường, không bị mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp…thì nhổ răng hàm diễn ra hoàn toàn bình thường, không gây nên các biến chứng.
Nhưng nếu bệnh nhân gặp các vấn đề tim mạch thì việc nhổ răng rất hạn chế, nếu có tiến hành nhổ thì cũng cần thăm khám kỹ lưỡng và cần dùng đến loại thuốc tê đặc biệt không có adrenaline hay epinephrine để không gây kích thích tim.
Trong quá trình nhổ răng sâu, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê để hạn chế đau cho bệnh nhân.
Nhổ răng nếu đảm bảo đúng kỹ thuật thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến dây thần kinh mặt hay mắt như một số bệnh nhân thường hay sợ hãi. Trường hợp của bạn nếu như răng hàm vẫn còn sót chân răng sau tai nạn thì nha sỹ sẽ kiểm tra tổng quan sức khỏe và tiến hành nhổ bỏ khá đơn giản.
Cảm giác nhổ răng bị đau tùy theo từng bệnh nhân, tùy theo răng nhổ khó hay dễ. Thông thường, trước khi nhổ răng, bác sỹ sẽ gây tê cục bộ nên bệnh nhân chỉ thấy đau nhẹ sau khi nhổ.
Trường hợp răng nhổ khó, thời gian nhổ lâu và dụng cụ nhổ răng làm chấn thương các mô xung quanh nhiều, lúc đó bệnh nhân cần phải dùng thuốc giảm đau sau khi nhổ và nếu có sưng và phù nề phải dùng thêm thuốc kháng sinh và kháng viêm do bác sỹ chỉ định.
Bạn nên lưu ý gì trong khi muốn nhổ răng sâu
Sau khi nhổ rất ít khi chảy máu kéo dài và chậm đông máu, ở bệnh nhân bình thường thời gian chảy máu từ 3 phút đến 6 phút, còn thời gian đông máu từ 9-12 phút. Bạn nên cắn chặt bông gòn ít nhất 30 phút sau khi nhổ răng để cầm máu.
Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý một vài điều sau khi nhổ răng sâu:
- Răng sâu phải là răng được bác sĩ chỉ định nhổ bỏ
- Răng sâu chỉ được phép nhổ khi tình trạng đau nhức, sưng tấy không còn.
- Nên nhổ răng vào buổi sáng vì đây là thời điểm cơ thể khỏe mạnh nhất (sau một đêm nghỉ ngơi đầy đủ). Nhổ răng sâu vào thời gian này cũng thuận tiện hơn cho bác sĩ và bệnh nhân trong việc thao tác và chăm sóc.
- Sau khi thuốc tê tan, tại vị trí nhổ răng sâu sẽ có cảm giác đau âm ỉ. Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau (như paracetamol) nhưng tuyệt đối không dùng Aspirin (kể cả Aspirin PH8) vì chúng có thể sẽ gây chảy máu kéo dài.