Tại sao phải nhổ răng số 8?
Răng hàm số 8 là răng cối lớn thứ ba, mọc trong độ tuổi từ 17 và 25. Mỗi người thường có 4 răng hàm số 8 ở 4 phần hàm. Sở dĩ gọi là răng hàm số 8 vì răng mọc trong độ tuổi đã trưởng thành, con người đã khôn lớn và biết nhận thức.
Thực tế chưa một nghiên cứu nào cho thấy răng số 8 có vai trò trong chức năng ăn nhai, lại càng không tăng tính thẩm mỹ vì nó mọc ở trong cùng. Mà khi răng mọc lệch mọc ngầm thì rất nguy hiểm, đây là nguyên nhân gây ra các bệnh như sâu răng, hôi miệng, lợi trùm,… đặc biệt khi mà răng số 8 đâm xiên sang vị trí răng số 7, có thể tác động đến răng làm răng số 7 lung lay, có thể mất răng.
Nhổ răng số 8 là biện pháp bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện khi răng số 8 bị mọc lệnh.
Trong những trường hợp đau răng số 8, bác sĩ khuyên bạn nên đến Trung tâm nha khoa uy tín để khám và điều trị sớm nhất có thể bởi việc răng số 8 mọc lệch hoặc mọc ngầm là rất nguy hiểm.
Những trường hợp răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm thường các bác sĩ sẽ khuyên bạn nhổ bỏ răng số 8 để chấm dứt tình trạng đau răng đồng thời loại bỏ các vấn đề có thể xảy ra về sau. Do răng số 8 mọc trong cùng, hơn nữa răng còn mọc lệch không theo quy luật nên việc nhổ răng số 8 ít nhiều sẽ gây cho bạn cảm giác sợ hãi.
Nhố răng số 8 có gây đau không?
Răng hàm số 8 kẹt trong xương hàm hoặc nướu răng, quá trình mọc răng sẽ gây áp lực lên vùng xương và nướu, kết hợp với việc thức ăn đọng bên dưới nướu phủ trên răng hàm số 8 không thể làm sạch được. Điều này dẫn đến phản ứng viêm, đau và nhiễm trùng.
Áp lực mọc răng hàm số 8 có thể gây ra tiêu ngót chân răng của răng bên cạnh. Răng hàm số 8 có thể thoái hóa thành u, nang bệnh lý trong xương hàm, làm yếu xương hàm.
Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc khá nhiều vào kỹ thuật của nha sỹ cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Cũng có một số biến chứng nhổ răng số 8 có thể xảy ra bởi vị trí đặc biệt của nó, nguyên nhân chủ yếu là do nha sỹ thiếu chuyên môn cũng như kinh nghiệm, không tuân thủ các bước thăm khám bắt buộc trước khi nhổ, không xác định được hình dáng cũng như thế răng có tác động đến răng khác hay không.
Nhổ răng số 8 thực chất chỉ là một tiểu phẫu thực hiện trong vòng 15-20 phút với dụng cụ cơ bản là kìm và nạy nha khoa. Nhổ răng khôn mọc lệch cũng không hề tác động đến dây thần kinh trong xương hàm bởi các dây thần kinh này đã được bảo vệ khá tốt, nằm tách biệt và cách xa chân răng khôn.
Mách bạn một số lưu ý sau khi nhổ răng số 8
Sau nhổ răng hàm số 8, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ lời dặn dò của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ theo toa để hậu phẫu và lành thương được thuận lợi. Bên cạnh đó là 4 triệu chứng bệnh nhân hay gặp sau nhổ răng là sưng, đau, sốt và chảy máu.
- Sưng: là đáp ứng viêm của cơ thể với sang chấn khi nhổ răng, sưng ít hay nhiều phụ thuộc vào mức độ can thiệp và cơ địa mỗi người.
Tình trạng sưng thường diễn ra trong khoảng 2 ngày đầu sau nhổ răng sau đó giảm dần. Để ngăn ngừa hoặc giảm bớt tình trạng sưng bệnh nhân nên uống thuốc theo toa, chườm lạnh vào chỗ sưng nhiều lần trong ngày đầu, mỗi lần khoảng 15 phút, chườm nóng vào chỗ sưng vào ngày thứ hai sau nhổ răng.
- Đau: Xảy ra khi thuốc tê hết tác dụng, tình trạng đau phụ thuộc vào mức độ can thiệp và ngưỡng đau của mỗi cá nhân.
Đau xảy ra trong khoảng 3 ngày sau nhổ răng, sau đó giảm dần. Để giảm đau, bệnh nhân nên uống thuốc theo toa, các biện pháp làm giảm sưng cũng làm giảm đau.
Sau khi nhổ răng số 8 bạn cần tuần thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế sự đau hay biến chứng có thể xảy ra.
- Sốt: Ngày đầu sau nhổ răng, bệnh nhân sẽ có sốt.
Tuy nhiên, đây chỉ là đáp ứng của cơ thể chứ không phải là nhiễm trùng. Sốt thông thường sẽ không kéo dài quá ngày thứ hai. Bệnh nhân nên uống thuốc theo toa để giảm sốt.
- Chảy máu: Cắn chặt bông gòn trên ổ răng sau nhổ 30 phút để giúp cầm máu.
Nếu máu tiếp tục chảy thì cắn thêm gạc cho đến khi máu ngừng hắn. Có thể xuất hiện nước bọt có lẫn máu hồng nhạt một đến 2 ngày sau nhổ răng.
Bệnh nhân cần tuân thủ các biện pháp duy trì cục máu đông như không súc miệng mạnh, khạc nhổ mạnh trong vòng 6 giờ sau nhổ răng, không súc nước muối, không mút, đưa lưỡi hoặc vật lạ vào ổ răng để thăm dò, ăn nhai bên phần hàm không có răng nhổ, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng tại ổ răng, ăn thức ăn mềm, nguội trong 24 giờ sau nhổ răng
Lưu ý là nếu tình trạng sưng, đau, sốt, chảy máu kéo dài, trầm trọng và không kiểm soát được thì nên tái khám lại bác sĩ chuyên khoa.