Tổng hợp cách chữa nghiến răng hiệu quả

Tác giả: Thuan Vo. Ngày đăng: 19-04-2017

Tổng hợp cách chữa nghiến răng hiệu quả. Bệnh nghiến răng khi ngủ không những gây tiếng động khó chịu cho người cùng giường mà còn có thể gây đau đầu, đau quai hàm và mòn răng. Bởi vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách chữa nghiến răng hiệu quả là những kiến thức cần thiết cho những ai đang mắc phải chứng bệnh oái ăm này.

Nguyên nhân của bệnh nghiến răng là gì?-  Cách chữa nghiến răng hiệu quả

 

Các bác sĩ không hoàn toàn hiểu rõ nguyên nhân của bruxism. Nguyên nhân có thể thể chất hoặc tâm lý có thể bao gồm:

  • Sự lệch lạc của các răng: khi các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc làm răng không được thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng cho nên chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp với nhau thì khi ngủ do vô thức 2 hàm răng sẽ có xu hướng cọ sát vào nhau, nghiến chặt lại.
  • Yếu tố tâm lý: Lo âu, căng thẳng, đàn áp sự giận dữ hoặc thất vọng, tích cực, cạnh tranh hay hiếu động, thay đổi xảy ra trong chu kỳ giấc ngủ.

 

Tổng hợp cách chữa nghiến răng hiệu quả

 

Bạn phải nắm rõ nguyên nhân của bệnh nghiến răng để từ đó có được cách chữa nghiến răng hiệu quả.

  • Tăng trưởng và phát triển của hàm và răng.
  • Biến chứng do rối loạn, chẳng hạn như bệnh Huntington, bệnh Parkinson.
  • Một tác dụng phụ hiếm gặp của một số thuốc tâm thần, bao gồm thuốc chống trầm cảm nhất định.

 

Cách chữa nghiến răng hiệu quả bằng các phương pháp nha khoa

 

Trước hết, bạn nên đi khám chuyên khoa răng hàm mặt để bác sĩ kiểm tra mòn không, đánh giá tình trạng của khớp cắn. Nếu có thể bác sĩ sẽ mài những điểm cộm của răng, mài chỉnh để các răng ăn khớp với nhau hoặc làm một máng nhựa mềm để mang trong miệng khi ngủ nhằm ngăn chặn hiện tượng mòn răng, nứt hoặc gãy răng…

Với trường hợp nghiến răng do sự lệch lạc của răng ở hai hàm thì việc mài răng, điều chỉnh thế răng cũng cần được tính đến để loại bỏ sự lệch lạc, khấp khểnh của hai hàm. Trong trường hợp phần men răng đã bị mòn ở mức độ nặng, thậm chí lộ cả phần ngà thì bạn cần tính đến giải pháp bọc răng sứ cho răng.

Bọc sứ không chỉ là giải pháp thẩm mỹ khi men răng mòn, xỉn màu mà quan trọng hơn là bảo vệ được cấu trúc răng khỏi những tác động từ bên ngoài như lực nhai, axit, ngăn ngừa lực siết khi vô thức nghiến răng ban đêm. Đây là cách chữa nghiến răng hiệu quả, được áp dụng chủ yếu với bệnh nhân mà tình trạng răng miệng đã trở nên nghiêm trọng.

Ngoài ra, mang hàm nhựa cho răng dưới khi ngủ để bảo vệ răng và không gây tiếng kêu. Trong trường hợp này có thể bạn sẽ được bác sĩ chỉ định đeo hàm nhựa dưới để ngăn chặn tình trạng ảnh hưởng tới răng miệng và giúp bệnh nghiến răng giảm dần.

 

Cách chữa nghiến răng hiệu quả, đơn giản ngay tại nhà

 

Nếu nguyên nhân nghiến răng do stress thì bạn nên lưu ý cần thoải mái tinh thần trước khi ngủ, nên ngủ đúng giờ và đủ 8 tiếng/ngày. Tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế ánh sáng, tiếng ồn để có một giấc ngủ ngon. Giảm stress chính là cách chữa nghiến răng hiệu quả và trị một cách triệt để.

Thực hiện chế độ ăn uống phải đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là một trong những cách chữa nghiến răng hiệu quả. Nên tăng cường bổ sung sữa, các loại thực phẩm ngũ cốc, nhiều loại rau xanh và hoa quả.

 

Tổng hợp cách chữa nghiến răng hiệu quả-hình 2

 

Bên cạnh cách chữa nghiến răng hiệu quả bằng hàm nhựa thì cách chữa nghiến răng tại nhà cũng được nhiều người thực hiện.

Tuyệt đối không sử dụng rượu, cà phê, thuốc lá và những chất có tính kích thích khác. Tập luyện và hình thành cho mình một thói quen làm việc và sinh hoạt điều độ, không thể để cơ thể và tinh thần quá sức, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.

Có thể ngưng uống thuốc hoặc dùng bổ sung các thuốc khác để giảm tình trạng nghiến răng. Đây là cách chữa nghiến răng hiệu quả đi từ nguyên nhân chính.

Áp khăn ấm vào hàm khi ngủ: Với trường hợp nghiến răng do bị lực mạnh tác động lên hàm và răng (như bị một cú đấm vào hàm), một miếng gạc hay khăn ép vào hai bên xương quai hàm có thể hữu ích với bạn.

Tham gia một lớp thiền hoặc yoga: Matthew Messina khuyên: “Thiền hoặc yoga giúp giảm căng thẳng và co cơ, vì vậy sẽ là phương pháp giảm thiểu tốt việc nghiến răng”.

Thường xuyên tắm bằng nước ấm và sử dụng các thực phẩm cho bạn một giấc ngủ ngon, thoải mái: Nhãn, táo, sen, sữa ấm,… Trong thực đơn ăn uống hàng ngày nên bổ sung hàm lượng canxi cho cơ thể bằng thực phẩm hoặc bằng thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 

Cùng chuyên mục

Gia chup x quang rang hinh ava

Giá chụp x quang răng là bao nhiêu tiền? Nếu bạn gặp vấn đề răng hàm trong một số trường hợp như khi chữa sâu răng, niềng răng, cắm implant, nhổ răng khôn… chụp X-quang được yêu cầu để giúp bác sĩ có phác đồ điều trị chính xác. Với khoa học tiên tiến, kỹ thuật chụp x quang răng cũng được nâng cao...

Nha Khoa

- 08/04/2017

Chup x quang rang khi mang thai hinh ava

Chụp x quang răng khi mang thai nên hay không nên? X quang răng là một phương pháp quan trọng, giúp bác sỹ chẩn đoán, phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý của hệ thống răng- xương hàm trên dưới – hệ thống xoang mặt. Tuy nhiên trong trường hợp chụp x quang răng khi mang thai gây ảnh hưởng ...

Nha Khoa

- 07/04/2017

Chup x quang rang co hai hay khong hinh ava

Chụp x quang răng có hại không? Chụp x quang răng sẽ cho thấy những khe hở, những cấu trúc răng ẩn (như răng khôn), và tình trạng mất xương không nhìn thấy khi khám bằng mắt thường. Chụp x quang nha khoa thực hiện để theo dõi sau khi điều trị nha khoa. Tuy nhiên liên quan đến chụp x quang- tia x-...

Nha Khoa

- 07/04/2017

Cach lay cao rang tai nha hinh ava

Tổng hợp một số cách lấy cao răng tại nhà. Cao răng có thể phá hủy các nướng răng và gây viêm răng. Nếu bỏ qua, chúng có thể gây sâu răng diện rộng, bên cạnh đó làm răng bị xỉn vàng mất đi vẻ đẹp tự nhiên của răng. Vậy có cách lấy cao răng tại nhà đơn giản không? Lấy cao răng như thế nào để hiệu ...

Nha Khoa

- 07/04/2017

Cach cham soc rang sau khi lay cao rang hinh ava

Một số mẹo cho cách chăm sóc răng sau khi lấy cao răng. Lấy cao răng tuy chỉ là một thủ thuật đơn giản, nhưng bạn vẫn nên đến những địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện, nhằm tránh những nguy cơ có thể xảy ra như chảy máu chân răng hay không loại bỏ hoàn toàn mảng bám ở thân răng và dưới nướu. S...

Nha Khoa

- 07/04/2017