Biến chứng của bệnh sâu răng cửa là gì?
- Đau.
- Áp xe răng.
- Mất răng sớm.
- Bị hỏng răng.
- Vấn đề nhai.
- Nhiễm trùng nghiêm trọng.
Không khó khăn để nhận biết răng sâu và phải xác định được mức độ mới biết cách răng hàm bị sâu nặng phải làm sao.
Với răng hàm, các dấu hiệu càng đơn giản hơn, bằng mắt thường chúng ta có thể xác định răng hàm có bị sâu hay không. Khi sâu răng cửa, bạn thường thấy vết đen bám trên rãnh mặt nhai hoặc trên bề mặt răng bất kỳ làm răng bị sâu đen.
Một số triệu chứng khác thường gặp như răng ê đau khi nhai, ăn uống đồ cay, nóng, lạnh. Thỉnh thoảng răng cửa bị sâu có những cơn đau nhức khó chịu nhưng thường chỉ dữ dội khi tình trạng sâu răng quá nặng.
Ngoài ra, sâu răng sẽ trở nên rất đau đớn và nghiêm trọng, nó có thể can thiệp vào cuộc sống hàng ngày của bạn. Cơn đau có thể khiến người bệnh không đi học hoặc làm việc được. Nếu quá đau đớn hoặc khó nhai, người bệnh có thể bị giảm cân hoặc gặp vấn đề dinh dưỡng.
Sâu răng cửa làm mất thẩm mỹ răng của bạn.
Trong trường hợp hiếm hoi, một áp xe từ răng miệng có thể gây ra nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa tính mạng do bệnh nhiễm trùng khi không được điều trị đúng cách.
Cách khắc phục tình trạng sâu răng cửa
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của y học nha khoa sâu răng cửa hoàn toàn có thể khắc phục được để giúp răng chắc khỏe và duy trì được lâu dài.
- Hàn trám răng: Đây là giải pháp khắc phục sâu răng cửa nhanh và hiệu quả nhất. Khi thực hiện bác sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ vết sâu răng và sử dụng vật liệu trám nha khoa chuyên dụng để trám lỗ sâu ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Vật liệu được sử dụng để hàn trám răng cửa là amalgam có độ chắc chắn và khả năng chịu lực cao đảm bảo việc ăn nhai tốt và ổn định có thể duy trì trong thời gian dài.
- Bọc răng sứ: Phương pháp giúp khắc phục sâu răng cửa được nhiều người tin tưởng thực hiện. Bọc răng sứ áp dụng cho những trường hợp sâu răng ở mức độ lớn không thể khắc phục bằng hàn trám.
Bọc răng sứ hay tràm răng là những phương pháp đưuọc nhiều người lựa chọn để khắc phục tình trạng sâu răng cửa.
Khi thực hiện bác sĩ sẽ mài răng thật thành cùi và lắp mão răng sứ lên trên để giúp bảo vệ răng và ngăn ngừa vi khuẩn. Răng sứ được thiết kế giống răng thật nên bảo đảm ăn nhai ổn định.
Một số lưu ý khi thực hiện hàn răng để khắc phục tình trạng sâu răng cửa
Để giữ cho miếng trám bền chắc, bạn cần phải quan tâm tới một số lưu ý khi hàn răng và sau khi hoàn tất sau đây:
- Tốt nhất, trước khi đến hàn răng, bạn nên đánh răng và súc miệng thật sạch để tiết kiệm thời gian.
- Khi đang hàn răng, nếu có khó chịu hay vấn đề gì cần báo cho nha sĩ biết bằng cách ra hiệu bằng tay để kịp thời điều chỉnh hoặc dừng lại.
- Khi hàn răng xong, bạn sẽ không được ăn trong vòng 2 giờ để miếng trám có thời gian đông đặc và khô cứng lại. Tuy nhiên, nếu đó là miếng trám với đèn quang trùng hợp thì người bệnh có thể lập tức sử dụng ngay sau khi bác sĩ cho phép.
Sau khi về nhà, nếu có gì bất thường như có phản ứng đau, nhức, sưng, chất trám cộm hay bong, bạn phải thông báo ngay cho nha sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
- Ngoài ra, sau khi trám răng xong thì bạn cần phải lưu ý vệ sinh răng một cách cẩn thận. Cách tốt nhất là hãy đánh răng 2 lần một ngày với kem có chứa flour, không nên xỉa răng bằng tăm mà nên sử dụng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước sạch hoặc uống nhiều lần nước trong ngày, đặc biệt là khi sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường.
- Nên tránh ăn các đồ ăn quá cứng có thể làm hoặc dai tổn thương đến răng và vết trám.
- Lưu ý khi hàn răng hoàn tất là nên khám định kì tại các trung tâm nha khoa uy tín để đảm bảo sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý phát sinh.