Nguyên nhân gây sâu răng số 8
Có rất nhiều nguyên nhân nhưng tất cả đều do vi khuẩn gây ra, trong miệng luôn có những loại vi khuẩn muốn xâm nhập vào răng để ăn các chất hữu cơ trong ngà và tủy răng là những chất dinh dưỡng nuôi răng tồn tại bền vững. Vi khuẩn tích tụ sinh sôi nảy nở đủ lớn,đủ mạnh tạo thành những mảng bám trên men răng và tạo ra một loại acid làm hỏng men răng để chui vào bên trong tấn công ngà và tủy răng phá hủy răng hoàn toàn.
Sâu răng số 8 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bạn.
Tùy vào thể chất, cấu tạo men chắc khỏe hay yếu ớt để vi khuẩn xuyên thủng qua men răng nhanh hay chậm, trung bình nhanh nhất từ 6 tháng đến một năm,đó là lý do tại sao 6 tháng phải đi kiểm tra làm nha chu ( cạo vôi,tẩy sạch mảng bám ) để vi khuẩn không có đủ thời gian phá hủy men gây sâu răng.
Sâu răng số 8 nên chữa bằng cách nào mới hiệu quả
Tùy vào từng tình huống thực tế răng số 8 có lợi hay hại mà các bác sĩ sẽ quyết định nên điều trị hay là đình chỉ khi bị sâu.
- Nếu răng số 8 mọc ngay ngắn trên cung hàm, thẳng hàng lối và không bị sâu nhiều, đồng thời có thể hỗ trợ được phần nào cho việc nhai thức ăn, giúp tạo lực nhai đầy đủ nhất cho toàn hàm răng thì việc duy trì là cần thiết. Khi đó, chữa sâu răng số 8 bằng cách điều trị lấy hết các mô bệnh, sau đó bọc răng sứ lại để duy trì.
- Nếu răng số 8 mọc lệch, ngược hoặc bị lợi trùm, không hỗ trợ được gì cho quá trình nhai thức ăn thì tốt bạn nên cân nhắc việc nhổ răng số 8 để bảo vệ những chiếc răng hàm kế bên.
Như vậy, muốn xác định được nên chữa sâu răng số 8 như thế nào bạn cần được thăm khám cụ thể bởi nha sĩ để có biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Bạn có thể đến các trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ chuyên sâu về điều trị bệnh lý sẽ kiểm tra, thăm khám và chữa trị kịp thời cho bạn bằng phương pháp tốt.
Hiện tại có hai phương pháp điều trị sâu răng số 8, đó là nhổ răng và hàn trám răng.
Vì răng số 8 mọc trong cùng của cung hàm, vì vậy rất khó để vệ sinh răng miệng và không đóng vai trò ăn nhai quan trọng như răng số 6 và răng số 7. Vì thế, trong những trường hợp sâu răng số 8 như sau, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ bỏ để tránh những biến chứng về sau:
- Răng sâu nặng, các vết sâu đã lan rộng làm răng bị vỡ lớn.
- Sâu răng số 8 đã ăn vào tủy, có nguy cơ gây viêm chóp răng, áp xe xương ổ răng.
- Răng mới chớm sâu hoặc sâu nặng nhưng có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức.
Nếu bạn gặp phải một trong những trường hợp trên, việc nhổ răng là điều nên làm để tránh sâu răng lan rộng, biến chứng thành các bệnh lý nguy hiểm.
Hiện tại có nhiều phương pháp nha khoa tiên tiến để khắc phục sâu răng số 8, hàn trám răng là đang phương pháp được ưa chuộng.
Tuy nhiên, để hàn trám mang lại hiệu quả điều trị sâu răng số 8 hàm dưới bạn nên đến địa chỉ nha khoa uy tín để được thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt. Với những trường hợp răng sâu nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành nạo sạch các vết sâu sau đó trám bít lại chiếc răng để ngăn vi khuẩn xâm lấn.
- Chỉ mất khoảng 15-20 phút việc trám răng sâu đã hoàn thành, những cơn đau nhức do sâu răng số 8 sẽ biến mất hoàn toàn.
Tuy nhiên, trong một vài trường hợp hàn trám dễ bong bật hoặc gây đau nhức răng do áp suất giữa miếng trám và răng thật do bệnh nhân lựa chọn nha khoa không uy tín và phương pháp hàn trám răng không đảm bảo. Chỉ với lựa chọn sai lầm này mà việc sâu răng hàm số 8 sẽ rất dễ quay trở lại và ngày càng nặng hơn.
Một số lưu ý khi chữa trị sâu răng số 8
- Nhổ răng số 8 là một thao tác khó, có thể tác động tới sức khỏe và chỉ được chỉ định nhổ khi bệnh nhân có trạng thái sức khỏe tốt. Do đó, người bệnh cần thông tin tới bác sĩ các tình trạng bệnh mạn tính đang mắc.
- Trường hợp bệnh nhân bị chảy máu hoặc đau nhức quá nhiều thì nha sỹ có thể kê toa thuốc sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen.
- Đặt túi nước đá ở bên ngoài má của bạn trong 24 giờ đầu tiên và sau đó sử dụng nhiệt ẩm để làm dịu cơn đau. Sử dụng một cái gối cao để kê thêm, hỗ trợ đầu của bạn được nâng lên vào ban đêm.
- Tránh hoạt động gắng sức và tập thể dục trong một vài ngày.
- Lưu ý khi vệ sinh răng miệng, tránh đụng bàn chải hay các vật nhọn vào chỗ chân răng vừa nhổ.
- Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng, làm sạch răng cũng như hạn chế viêm nhiễm ở vết nhổ răng.
- Sau khi nhổ răng nên ăn gì cũng là vấn đề bạn nên quan tâm, các thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt như cháo, súp được khuyến khích sử dụng thay vì ăn nhai những thức ăn cứng, dai hoặc chứa nhiều đường.