Bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Tác giả: 黄青山. Ngày đăng: 07-06-2017

viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?.Mùa hè với thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để phát triển bệnh viêm, đặc biệt là bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh không gây nên tình trạng nguy hiểm tuy nhiên nó gây khó chịu cho trẻ, đau đớn, có thể là phát sốt. Vì thế các mẹ cần phải hiểu rõ về bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân và cách phòng, điều trị bệnh, giúp bệnh mau lành hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

Biểu hiện của bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh


Bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh là một bệnh thường xảy ra vào mùa nắng nóng nhất là các bệnh mụn nhọt, chốc đầu, lở loét da. Bệnh da tụ cầu ở trẻ sơ sinh có khi tạo nên các ổ áp-xe to bằng hạt ngô, quả táo, đầu ngón tay nằm ngay dưới da gây đau đớn, sốt, sưng nề sung huyết làm đỏ cả một vùng da. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu bị nhiễm tụ cầu có thể gây nên bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh hoặc hội chứng bong da ở trẻ nhỏ.

Bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? hình 1

Viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh

 Bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh thể hiện là ngay sau khi có sốt và đỏ da là xuất hiện hiện tượng bong lớp biểu bì đồng thời hình thành bọng nước trên một diện tích da khá rộng. Nếu trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ mắc bệnh dạng này thường là lành tính cho nên việc điều trị không gặp nhiều khó khăn. Bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh cũng có thể tạo thành các ổ áp-xe nhỏ như đầu đinh ghim ở vùng da đầu do viêm tắc chân lông và tuyến mồ hôi, tuyến bã...


 Nhiều trường hợp viêm tụ cầu ở trẻ sơ sinh  tạo thành nhọt (áp-xe) da đầu bị vỡ ra do nhiều nguyên nhân khác nhau làm xuất tiết các chất huyết tương kèm theo vi khuẩn tụ cầu lây lan sang vùng da khác và gây bệnh, đặc biệt là vùng da có nhiều lông như ở đầu (trẻ em và người trưởng thành), nách, mu (người trưởng thành).

Bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh cũng gây nên mụn đầu đinh (đinh râu) là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính rất nguy hiểm cho tính mạng người bệnh vì có nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn huyết. Nhiều trường hợp bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh gây bệnh ở các cơ quan sâu trong cơ thể như áp-xe cơ hoành, áp-xe các cơ đùi, bắp chân...


 Những bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh gây nên ở da và niêm mạc có thể là ngoại sinh (môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh) nhưng cũng có thể là do nội sinh (vi khuẩn tụ cầu có ngay trên cơ thể, khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng trở nên gây bệnh bởi vì có tới 20 - 30% người lành mang vi khuẩn náu ở da và niêm mạc đường hô hấp trên). Mùa hè nắng nóng, nếu thiếu nước sinh hoạt kèm theo vệ sinh cá nhân không tốt thì bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh càng dễ phát triển và có khi gây thành dịch mang tính chất gia đình.


Viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh có những dạng nào?


Vi khuẩn gây viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh (Staphylococcus) có 3 loại, đó là tụ cầu vàng S.aureus), tụ cầu da (S. epidermidis) và tụ cầu hoại sinh (S. saprophyticus). Trong 3 loại đó thì tụ cầu vàng là loại vi khuẩn gây nhiều bệnh nhất, trong đó có những bệnh rất nặng, đặc biệt chúng có khả năng kháng lại nhiều loại kháng sinh.

Bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? hình 2

Bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh gây nguy hiểm


Liên cầu và tụ cầu là 2 loại vi khuẩn chủ yếu gây bệnh viêm da tụ cầu ở sơ sinh và trẻ em. Bình thường chúng không gây hại, tuy nhiên khi gặp điều kiện thuận lợi, yếu tố bảo vệ của cơ thể suy giảm, trẻ bị xước da môi trường thuận lợi giúp bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh và liên cầu phát triển, tăng tiết độc tố, gây bệnh.  

Trường hợp liên cầu phát triển mạnh, sản sinh độc tố gây bệnh viêm da người ta gọi đó là viêm da do liên cầu  ở trẻ em với những hình thái phổ biến sau:

  • Chốc lây: Nguyên nhân do liên cầu phối hợp với viêm da tụ cầu gây bệnh, viêm da liên cầu ở trẻ sơ sinh xảy ra nhiều hơn ở người lớn. Da trẻ xuất hiện một bọng nước nhỏ, lùng nhùng hình tròn, có quầng viêm đỏ. Nước trong dần dần thành mủ đục. Sau đó đóng vẩy tiết vàng, dưới lớp vảy là một lớp chợt đỏ, nông, không cộm. Chốc thường gây viêm hạch ở vùng lân cận.  Hay gặp ở đầu, cổ, mặt, các chi, từ đó lan ra các chỗ khác, rất dễ lây nên còn gọi là chốc lây.

Cách điều trị viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh gây chốc lây: Vệ sinh khu vực da tổn thương thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn. Chốc có phỏng mủ chưa vỡ thì  dùng kim sát khuẩn chọc mủ ra cho mủ thấm vào bông, không để mủ dây ra vùng da lành. Sử dụng các loại thuốc sát khuẩn xanh methylen 1%, eosin 2% hoặc mỡ chlorocid 1%... Cho uống kháng sinh (nếu cần thiết). Không kì cọ mạnh vào vùng tổn thương. Sử dụng màng sinh học Polyesteramide để bao phủ, bảo vệ vùng da tổn thương, tránh bội nhiễm. 

  • Hăm kẽ (intertrigo): Gặp ở trẻ em mập mạp,trẻ sơ sinh ra mồ hôi nhiều, tổn thương hay gặp ở nếp cổ, kẽ bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, ở rốn, các ngấn da. Nếp kẽ đỏ da, trợt, rớm dịch, phía ngoài thường có viền róc da mỏng, nếu cọ sát, nhiễm bẩn, trợt loét chảy nước, chảy mủ, rất đau rát. 

Điều trị bệnh viêm da tụ cầu ở trẻ sơ sinh gây hăm kẽ: Cần rửa bằng nước thuốc tím 1/4.000, chấm dung dịch nitrat bạc 0,25%, bôi hồ nước, tránh bôi thuốc mỡ. Phòng bệnh: Trẻ em và trẻ sơ sinh cần năng tắm rửa, thay tã lót, rắc bột talc, phấn rôm vào các nếp kẽ. Sử dụng băng vết thương dạng xịt với màng sinh học polyesteramide để bao phủ, bảo vệ vùng da bị tổn thương.

  • Chốc mép (perlech): Hay gặp ở trẻ em, hai kẽ mép bị nứt trợt, rớm dịch, đóng vảy vàng, đau rát, dễ chảy máu, kèm đau hạch dưới hàm. 

Điều trị bệnh viêm da tụ cầu cầu ở trẻ sơ sinh gây chốc mép: chấm dung dịch nitrat bạc 0,25%, mỡ kháng sinh.

 

 

Cùng chuyên mục

Nhung cach tri choc mep o tre em hieu qua nhat hinh avatar

Những cách chữa bệnh chốc mép ở trẻ em hiệu quả nhất.Chốc lở mép là hiện tượng hay gặp ở trẻ em, khi bị chốc lở mép khiến bé rất khó chịu và đau đớn. Phần lớn trẻ bị chốc lở mép là do thiếu vitamin B2 và một số nguyên nhân như mất vệ sinh, do vi khuẩn xâm nhập. Vậy khi bé bị chốc lở mép bạn phải ...

Da liễu

- 24/05/2017

Viem nang long o chan co tri duoc khong hinh avatar

Viêm nang lông ở chân có trị được không?.Viêm nang lông ở chân gây ngứa ngáy, sưng tấy, nổi mẩn đỏ khiến da dễ bị viêm nhiễm, thâm đen, sần sùi. Nhưng bạn cũng không nên quá lo lắng, dưới đây chúng tôi xin bật mí một số cách trị viêm nang lông ở chân hiệu quả mà bạn có thể áp dụng ngay hôm nay.

Da liễu

- 23/05/2017

Viem nang long da dau hinh avatar

Viêm nang lông da đầu có chữa được không?. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rụng tóc là do viêm nang lông da đầu. Vì vậy, để cải thiện tình trạng rụng tóc cần điều trị dứt điểm bệnh viêm nang lông da đầu.

Da liễu

- 23/05/2017

Tri viem chan long bang muoi bien hinh avatar

Trị viêm chân lông bằng muối có hiệu quả không?. Bi quyết chữa viêm nang lông bằng muối cùng với các vi khoáng nhẹ nhàng làm sạch những lớp tế bào chết tích tụ, làm mịn làn da, loại bỏ viêm nang lông nhanh chóng

Da liễu

- 18/05/2017

Viem nang long o lung hinh avatar

Bạn đang băn khoăn v ề cách điều trị bệnh viêm nang lông ở lưng là gì?. Viêm nang lông ở lưng là một trong những triệu chứng viêm da gặp ở 90% bạn gái trong ngày hè. Tình trạng này không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn là rào cản tâm lý khiến chị em không dám diện những bộ đồ yêu thích. Vậy v...

Da liễu

- 18/05/2017