Bạn biết gì về bệnh hồng ban đa dạng?

Tác giả: Checker Checking. Ngày đăng: 13-06-2017

Bạn biết gì về bệnh hồng ban đa dạng. Hồng ban đa dạng là một bệnh da cấp tính do nhiều căn nguyên khác nhau gây nên, biểu hiện trên da là các thương tổn rát đỏ, sẩn phù, mụn nước, bọng nước xen kẽ với các thương tổn hình bia bắn. Vị trí hay gặp là mu tay, cổ tay, cẳng tay, cẳng chân, đầu gối. Niêm mạc miệng, mắt, sinh dục cũng thường bị tổn thương.

Bệnh hồng ban đa dạng là bệnh gì?

Hồng ban đa dạng là một loại phát ban da mà đặc trưng của nó là vết (đám mảng) đỏ da, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính 1 đến vài cm, hơi nề, ranh giới rõ rệt, màu đỏ chói, đỏ sẫm, tím, có nề cộm làm vết đỏ gờ cao hơn. Có khi trên bề mặt có bọng nước.

 Nó có thể xảy ra như là một phản ứng đối với một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh như thuốc sulfa, hoặc nhiễm khuẩn herpes simplex. Ban thường tự biến mất, nhưng nó có thể tái phát, một số người thường xuyên bị. Hồng ban đa dạng, đôi khi có thể được kết hợp với một số triệu trứng khác gọi là hội chứng Stevens-Johnson.

Nguyên nhân gây bệnh

Với những hiểu biết hiện tại, hồng ban đa dạng được coi là biểu hiện da và niêm mạc do phản ứng trực tiếp của hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh mà chủ yếu là vi trùng.

Bạn biết gì về bệnh hồng ban đa dạng?

Bệnh hồng ban đa dạng

Herpes simplex virus (HSV) đã được chứng minh là một nhiễm trùng hay gặp nhất gây nên hồng ban đa dạng. Ngoài ra, Mycoplasma pneumoniae, Histoplasma capsulatum và Parapoxvirus cũng được ghi nhận là nguyên nhân gây nên hồng ban đa dạng, tuy nhiên ít phổ biến hơn nhiều so với HSV.

Triệu chứng của bệnh

Xuất hiện ban đỏ đột ngột. Những người bị hội chứng Stevens-Johnson có thể sốt cao, đau miệng, mắt đỏ, lở loét bọ phận sinh dục và tổn thương gan. Ban có thể tiến triển thành mụn nước trên diện rộng, gây cảm giác đau đớn.

Cách chữa bệnh hồng ban đa dạng

Hầu hết các trường hợp không cần điều trị, thương tổn da mất đi trong vài tuần mà không có biến chứng.

1. Điều trị triệu chứng

- Chống ngứa bằng thuốc kháng histamin, bôi corticosteroid, kem dưỡng ẩm làm dịu da.

- Giảm đau ở miệng bằng các dung dịch hoặc gel bôi gây tê như lidocain (Kamistad gel).

- Việc sử dụng corticosteroid đường uống vẫn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nặng có thể sử dụng corticosteroi toàn thân trong giai đoạn sớm của bệnh.

- Các thuốc khác: dapson 100-150mg/ngày, thuốc kháng sốt rét (hydroxychloroquin 200-400 mg/ngày), azathioprin 100-150mg/ngày, thalidomide, ciclosporin, mycophenolate mofetil.

2. Điều trị căn nguyên

- Ngừng các thuốc nghi ngờ gây bệnh

- Do HSV: dùng acyclovir đường uống

- Do Mycoplasma pneumonia: dùng kháng sinh nhóm macrolide như erythromycin, azithromycin

- Hồng ban đa dạng tái phát có thể được điều trị liên tục acyclovir trong 6 tháng với liều 10mg/kg/ngày. Ngoài ra có thể sử dụng valciclovir (500-1000mg/ngày) và famciclovir (250mg hai lần/ngày) trong trường hợp acyclovir không có tác dụng

3. Tiên lượng, tiến triển

- Thể nhẹ lành trong 2-3 tuần

- Thể nặng lành trong 6 tuần

- Thương tổn mắt có thể để lại các biến chứng, thậm chí gây mù lòa

 

Cùng chuyên mục

Cach tri seo thuy dau hieu qua va nhanh chong ava

Cách trị sẹo thủy đậu hiệu quả và nhanh chóng. Bệnh thủy đậu gây ngứa ngáy khó chịu cho người bị bệnh và còn nguy cơ vô sinh nếu không chữa trị kịp thời. Nhưng dù chữa khỏi thì hậu quả sau đó là sẹo thâm, sẹo lõm sau thủy đậu. Theo chuyên gia sẹo thủy đậu khó điều trị, để điều trị được thì bạn cầ...

Da Liễu

- 19/05/2017

Cach cham soc tre bi thuy dau ava

Cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu. Bệnh thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do virus varicella zoster. Khi đã mắc bệnh thủy đậu, con người sẽ có miễn dịch lâu dài suốt đời và ít khi bị lại lần hai. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp những trường hợp tái nhiễm có hay không có biểu hiện lâm sàng...

Da Liễu

- 19/05/2017

Nhung dieu can tranh khi bi thuy dau ava

Những điều cần tránh khi bị thủy đậu. Bệnh thủy đậu là một bệnh khá nguy hiểm do virus gây ra, và cần có nhiều lưu ý, kiêng kị trong quá trình bị bệnh,...do đó, người bệnh cần hết sức lưu ý những điều cần tránh khi bị bệnh thủy đậu để tránh những biến chứng do bệnh thủy đậu gây ra.

Da Liễu

- 18/05/2017

Benh thuy dau co lay khong ava

Bệnh thủy đậu có lây không? Thay vì đặt câu hỏi “Bệnh thủy đậu có lây không?”, bệnh nhân và người nhà nên thắc mắc: “Bệnh thủy đậu lây qua những con đường nào?”. Bởi vì thủy đậu rất dễ lây truyền. Thủy đậu do siêu vi Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Mặc dù bệnh xảy ra đa số ở trẻ em, nhưng n...

Da Liễu

- 18/05/2017

Chua benh thuy dau ava

Bệnh thủy đậu và cách chữa bệnh thủy đậu nhanh nhất. Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, lây truyền qua đường hô hấp và tiếp xúc dịch tiết nên thường phát triển thành dịch.Thời tiết thay đổi, không khí nóng ẩm tạo điều kiện cho virus gây bệnh phát triển. Bệnh thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứ...

Da Liễu

- 18/05/2017