Đừng ngủ ngáy nữa chồng nha! Liệu pháp chữa ngủ ngáy hiệu quả là đây.

Tác giả: Trần Sori. Ngày đăng: 18-07-2017

​Ngủ ngáy là hiện tượng phổ biến và vô hại với hầu hết mọi người nhưng lại không tránh gây xấu hổ cho mình và phiền toái cho những người xung quanh. Vậy tại sao khi ngủ bạn lại hay ngáy, thậm chí ngáy to làm cho người bên cạnh cảm thấy khó chịu đến thế?

Ngủ ngáy do thừa cân

Tăng cân có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe và là một tác nhân chính gây ngáy ở nam giới, vì không giống như nữ giới họ có xu hướng tăng cân ở khu vực cổ.
ngủ ngáy có thể do bạn hơi thừa cân đấy


Các mô mỡ quanh cổ chèn ép đường thở và khiến không khí khó lưu thông khi ngủ, do vậy đường thở dễ phát ra tiếng động.

Giải pháp: Giảm cân hợp lý thông qua chế độ ăn uống và tập luyện.

Ngủ ngáy do uống rượu

Rượu có tác dụng an thần và giảm đau, giúp bạn thư giãn. Tuy nhiên, nhược điểm là có thể khiến các cơ sau họng bị chèn ép gây ra ngáy.


rượu bia cũng có thể làm chàng gây ra tiếng động khó chịu ấy


Thuốc ngủ và thuốc an thần như thuốc kháng histamin cũng có ảnh hưởng tương tự.

Giải pháp: hạn chế uống rượu. Chỉ uống muộn nhất là cách 4 tiếng trước khi đi ngủ.
 

Hút thuốc

Những người hút thuốc dễ ngủ ngáy gấp 2 lần so với những người không hút thuốc. Khói thuốc lá kích thích niêm mạc khoang mũi và họng, gây sưng và viêm. Kết quả là tắc mũi khiến bạn khó thở bằng mũi. Những người hít phải khói thuốc của người khác hút cũng có nguy cơ ngáy.

Giải pháp: Cai thuốc hoặc chỉ hút thuốc cách giờ ngủ ít nhất 4 tiếng để giảm ảnh hưởng của thuốc.

 

Tư thế ngủ

Nếu nằm ngửa, bạn dễ bị ngáy hơn do tác động của trọng lực lên đường hô hấp trên. Điều này xảy ra khi lưỡi và phần vòm miệng mềm bị tụt ra sau vào cổ họng, gây hẹp đường thở.

Giải pháp: Nằm nghiêng về một bên. Dụng cụ đỡ hàm dưới có ích trong trường hợp ngáy này. Đây là dụng cụ giữ cho hàm dưới và lưỡi đẩy về phía trước, tạo thêm không gian để thở.

đổi tư thế ngủ để hết ngáy nè


Một lựa chọn khác là sắp xếp gối sao cho đầu ở vị trí hơi nghiêng, giúp thông đường hô hấp đằng sau họng.

Dị ứng

Các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng có thể gây nghẹt mũi, góp phần tạo ra tiếng ngáy và ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Sưng niêm mạc mũi và họng ảnh hưởng tới hô hấp qua đường mũi – đặc biệt là vào ban đêm.
Giải pháp: điều trị dị ứng.


Thở bằng miệng
Nếu há miệng khi ngủ, bạn sẽ dễ bị ngáy.
Khi chúng ta thở bằng mũi, không khí đi qua phần cong của vòm miệng mềm từ từ vào họng mà không tạo ra những “tiếng động” không cần thiết.


ngậm miệng lại là hết ngáy ngủ nè

Nhưng khi thở bằng miệng, không khí va vào mặt sau họng và có thể khiến mô mềm rung lắc mạnh.

Giải pháp: Hãy thử các thiết bị hỗ trợ thở ngăn thở bằng miệng.
 

Lỗ mũi nhỏ

Lỗ mũi nhỏ có thể khiến bạn khó thở bằng đường mũi. Do đó bạn sẽ thở bằng miệng và bị ngáy.

Giải pháp: Mang panh mũi. Đây là một dụng cụ bằng nhựa đàn hồi giúp giữ cho lỗ mũi mở.


Ngáy do lưỡi

Nếu bạn bị ngáy nặng một thời gian, tổn thương dây thần kinh và cơ của đường hô hấp trên khiến chúng dễ bị sập xuống. Tình trạng này làm hẹp đường thở và khiế mô lưỡi bị rung, gây tắc nghẽn đường thở.

Giải pháp: Các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng thiết bị hỗ trợ hàm dưới có thể giúp giữ lưỡi không chèn vào thành sau họng.


 

Cùng chuyên mục

Sua me vacxin yeu thuong.jpg

Ngoài giá trị dinh dưỡng, sữa mẹ còn mang lại cho con trẻ một nguồn kháng thể rất dồi dào, giúp trẻ phòng tránh bệnh tật trong những năm tháng đầu đời.

Các mẹ cần biết

- 17/07/2017

Beo phi do dau hinh ava

Các nhà khoa học đã nghiên cứu, chứng minh và xác định được 6 loại bệnh béo phì gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau. Hãy xem bạn thuộc nhóm nào làm thế nào để thoát khỏi căn bệnh béo phì này.

Các mẹ cần biết

- 13/07/2017

Cham soc rang cho be hinh ava

Hầu hết trẻ em bắt đầu mọc răng khi bé khoảng 6 tháng tuổi. Hàm răng đầu tiên, hay còn gọi là “răng sữa”, phải mọc đầy đủ khi bé được ba tuổi. Thông thường, những chiếc răng cửa ở hàm dưới mọc trước, sau đó là những chiếc răng cửa ở hàm trên. Hàm răng sữa của bé phải có tổng cộng 20 chiếc.

Các mẹ cần biết

- 11/07/2017

Tre nho va benh hen phe quan hinh ava

Hen phế quản có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào và thường bắt đầu khi trẻ được 2 -10 tuổi. Hen phế quản có thể biểu hiện dưới nhiều dạng như viêm phế quản rít, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản hen, viêm phế quản thể hen, viêm phế quản giả hen.

Các mẹ cần biết

- 11/07/2017

Cap cuu sac sua hinh ava

Một trong những lỗi lầm của bậc phụ huynh là không biết cấp cứu sặc sữa cho bé như thế nào. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi các sinh linh còn quá nhỏ, cơ thể còn mỏng manh quá đỗi.

Các mẹ cần biết

- 11/07/2017