Cha mẹ nên cảnh giác với bệnh hen suyễn ở trẻ em

Tác giả: Trang Pham. Ngày đăng: 21-07-2017

Bệnh hen suyễn ở trẻ em thường phát triển thành mãn tính khiến bé khó thở, mệt mỏi, xanh xao trong nhiều năm, kèm theo đó thường là tình trạng chậm lớn và thể lực yếu ớt. Vậy bệnh hen suyễn là gì, bệnh hen suyễn lây không, cách chữa bệnh hen suyễn như thế nào, các chị em cùng tìm hiểu để bảo vệ bé nhé!

Bệnh hen suyễn ở trẻ em là gì?

 

Bệnh hen suyễn ở trẻ em là tình trạng viêm và hẹp đường hô hấp gây khó thở có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em nói chung. Nhiều người chỉ dùng từ “hen” hoặc “suyễn” để chỉ cùng căn bệnh này. Ngoài ra, một số chuyên gia dùng cụm từ “hen phế quản” để miêu tả rõ hơn về căn bệnh này.

Dấu hiệu của bệnh hen suyễn ở trẻ em

 

Mẹ có thể nhận ra bé bị bệnh hen suyễn khi thấy con thường xuyên bị ho, nhất là vào ban đêm, hoặc dễ bị dị ứng, chàm eczema. Mẹ cũng nên cảnh giác về tình trạng bệnh hen suyễn ở trẻ em khi gia đình có người từng bị những vấn đề này. Ngoài ra, các bé sinh ra ở gia đình có người bị dị ứng, các bé có cơ địa dị ứng cũng dễ mắc bệnh hen suyễn.

 

Cha mẹ nên cảnh giác với bệnh hen suyễn ở trẻ em

Dấu hiệu bệnh hen suyễn ở trẻ em

 

Những triệu chứng bệnh hen suyễn ở trẻ em bao gồm thở nhanh, ho dai dẳng, thở khò khè, có tiếng rít hay nghe như huýt sáo khi thở ra, co rút các cơ xung quanh xương sườn, lỗ mũi mở rộng khi thở, mệt mỏi, da xanh xao.

 

Nếu bạn nghi ngờ bé đang mắc bệnh hen suyễn hoặc khó thở, nhất là khi các cổ, xương sườn hoặc bụng của bé co rút khi hít vào hoặc rên khi thở ra, nên gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong trường hợp môi hoặc ngón tay bé xuất hiện màu xanh hoặc nếu bé hôn mê, kích động hoặc không tỉnh táo do không thở được, bạn cần đưa bé đi gặp bác sĩ ngay.

 

Chứng cảm lạnh thông thường cũng có thể khiến bé khò khè, nhưng nếu trẻ mắc phải tình trạng ho mãn tính ban đêm, đây thường là dấu hiệu tiềm tàng của bệnh hen suyễn. Ngoài ra, các bé bị tình trạng khò khè trên 3 lần mỗi năm cũng có nguy cơ hen suyễn rất cao.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em có lây không?

 

Bệnh hen suyễn ở trẻ em hoàn toàn không lây. Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ em không phải do vi khuẩn hay virus gây ra nên hoàn toàn không lây. Đây là một bệnh dị ứng, phế quản nhạy cảm và phản ứng mãnh liệt đối với các yếu tố kích thích, gây nên các cơn khó thở, thở khò khè, kèm theo ho kéo dài, khiến người bệnh rất khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

 

Bệnh hen suyễn ở trẻ em tuy không lây nhưng mang tính gia đình và có di truyền. Nếu trong nhà có người mắc bệnh thì cũng nên có những biện pháp phòng tránh hiệu quả để hạn chế tối đa nguy cơ gây bệnh.

Cách chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em

 

Nếu đã xác định bé bị bệnh hen suyễn, bác sĩ sẽ đề nghị một số cách khác nhau để kiểm soát bệnh. Trước hết, để xử lý các cơn hen, bé có thể sẽ cần thuốc dạng hít để làm giãn khí quản giúp dễ thở, các thuốc kháng viêm để giảm viêm đường hô hấp, thuốc kháng sinh nếu có nhiễm trùng thứ cấp tiềm tàng do cơn hen. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ giúp bố mẹ có một số biện pháp để phòng bệnh.

 

Cha mẹ nên cảnh giác với bệnh hen suyễn ở trẻ em

Cách chữa trị bệnh hen suyễnở trẻ em

 

Thông thường, trẻ bị bệnh hen suyễn sẽ cần thực hiện những điều sau:

  • Hạn chế tiếp xúc với máy lạnh
  • Không vận động quá mạnh
  • Tránh những chỗ có nhiều khói, bụi, khói thuốc lá
  • Giảm tiếp xúc với những động vật dễ rụng lông
  • Ăn ít những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, đậu phộng, sữa bò, lúa mì…

Xét nghiệm dị ứng cũng có thể hữu ích, bởi kết quả xét nghiệm sẽ giúp xác định những loại tác nhân có thể khiến bé dị ứng. Bạn có thể xem xét việc loại bỏ thảm, rèm cửa và thú nhồi bông trong phòng của trẻ để giảm bụi và tiếp xúc với bụi. Bạn cũng cần hướng dẫn người chăm sóc bé về bệnh hen suyễn và cách điều trị cho bé.

Cùng chuyên mục

Avatar

Trẻ em thường sức đề kháng còn kém nên dễ bị mắc các bệnh nhi khoa thông thường, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Trong giai đoạn này cần có một địa chỉ khám Nhi khoa uy tín giúp các mẹ bảo vệ sức khỏe con em, tránh bệnh phức tạp hơn. Dưới đây là 5 bác sĩ Nhi khoa giỏi ở Hậu Giang dành cho các mẹ tham khảo.

Nhi khoa

- 18/12/2017

30

Một trong những mối băn khoăn hàng đầu của các gia đình có con nhỏ là ngoài bệnh viện, nên đưa con đến bác sĩ nhi khoa giỏi nào. Chia sẻ nỗi lo cùng bạn. Chúng tôi đã tìm hiểu, tham khảo ý kiến của rất nhiều phụ huynh để cho ra danh sách top 10 bác sĩ nhi khoa giỏi ở Bình Định.

Nhi khoa

- 14/12/2017

Nguy hiem be bi sot cao lien tuc va cach dieu tri tai nha dung dan

Trong suốt chặn đường phát triển của trẻ, mỗi cột mốc đều là những hành trình đáng nhớ từ ăn dặm, tập đi, mọc răng sữa, tập nói,… Tuy nhiên trong những quá trình đó trẻ không tránh khỏi những căn bệnh thường gặp khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Nếu bạn ở Đồng Nai và đang tìm một bác sĩ nhi khoa g...

Nhi khoa

- 13/12/2017

7319 thongtin tong hop nhi khoa

Sức khỏe của bé yêu là mối quan tâm hàng đầu của các phụ huynh. Trong suốt hành trình lớn khôn, các bậc cha mẹ luôn phải đau đầu với những biểu hiện xấu về sức khỏe của bé. Để giúp giảm bớt những lo lắng ấy, Finizz sẽ mách nhỏ cho bạn 5 phòng khám nhi khoa uy tín tại Bình Định ngay sau đây!

Nhi khoa

- 12/12/2017

Enlarged adenoids in kids

Là ba mẹ ai cũng muốn con mình được cao lớn, khỏe mạnh. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, trẻ sẽ không tránh khỏi những căn bệnh thường gặp khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Việc tìm đến một bác sĩ giỏi để chữa bệnh cho bé là một việc không dễ dàng. Nếu bạn ở Long An thì hãy chú ý đến những bá...

Nhi khoa

- 11/12/2017