Các xét nghiệm cần làm khi mang thai các mẹ không nên bỏ qua

Tác giả: Lê Thùy Linh. Ngày đăng: 27-02-2018

Để đảm bảo cho bé cưng và cho chính mẹ có một thai kỳ mạnh khỏe, an toàn. Mẹ nên tìm hiểu các xét nghiệm cần làm khi mang thai này và nắm rõ từng mốc kiểm tra. Điều này sẽ rất quan trọng với các phụ nhữ đang mang thai. Sau đây Finizz sẽ tổng hợp qua những xét nghiệm dưới đây.

Xét nghiệm trước khi mang thai – Sàng lọc di truyền

Các xét nghiệm cần làm khi mang thai các mẹ không nên bỏ qua

Sàng lọc di truyền được thực hiện trước khi bắt đầu mang thai, nhưng nó cũng có thể được thực hiện tại các cuộc hẹn khám tiền sản đầu tiên khoảng 8 tuần hoặc lâu hơn. Sàng lọc di truyền được thực hiện để phát hiện xem cha mẹ có mắc một số rối loạn di truyền nghiêm trọng hay không. Bởi vì cho dù cha mẹ không mắc bệnh thì không có nghĩa là họ không mang một loại gen bệnh có thể lây truyền cho con cái của mình. Các sàng lọc được thực hiện thông qua xét nghiệm nước bọt hoặc máu.

                        

Các xét nghiệm cần làm khi mang thai : Kiểm tra miễn dịch Rubella

Xét nghiệm cần làm khi mang thai mà các mẹ nên chú ý là Rubella. Rubella là bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus thuộc nhóm Rubivirus. Rubella còn được gọi là bệnh Sởi Đức hay sởi 3 ngày. Vì đặc trưng của bệnh phát ban 3 ngày sẽ hết.

Nhưng virus Rubella ảnh hưởng đến sự phát triển bào thai, có thể khiến thai chết lưu, sẩy thai, sinh non, trẻ mang dị tật bẩm sinh. Bệnh đặc biệt nguy hiểm khi người mẹ mang thai trong 13 tuần lễ đầu bị nhiễm Rubella cấp. chính vì vậy đây là một trong những xét nghiệm cần thiết khi các mẹ mang thai.

 

Các xét nghiệm cần làm khi mang thai: Xét nghiệm kiểm tra CVS

CVS là phương pháp lấy mẫu nhung màng đệm. Lông nhung màng đệm phát triển sớm hơn so với nước ối nên kiểm tra mẫu lông nhung màng đệm có thể cung cấp thông tin có giá trị về gen và nhiễm sắc thể trước khi chọc dò ối.

Trong sản khoa, CVS có mục đích phát hiện sớm các bất thường của thai nhi, được chỉ định rất hạn chế cho những trường hợp có nguy cơ thai dị tật cao như người mẹ trên 35 tuổi hoặc có tiền sử rối loạn gen, sinh con không bình thường. Đây là một phương pháp xét nghiệm cần làm khi mang thai được áp dụng trong giai đoạn đầu thai kỳ (thường là từ tuần thứ 10 đến tuần 12 của thai kỳ).

 

Các xét nghiệm cần làm khi mang thai: Chọc dò nước ối

Các xét nghiệm cần làm khi mang thai các mẹ không nên bỏ qua

Xét nghiệm chọc dò nước ối

Chọc ối là thử nghiệm chẩn đoán phổ biến nhất của hầu hết thai phụ. Bởi nước ối chứa các tế bào từ da của em bé và các cơ quan trong tử cung của mẹ. Đây là phương pháp xét nghiệm sử dụng để chẩn đoán giới tính thai nhi, tầm soát Down và một số bệnh di truyền… Được thực hiện khoảng giữa tuần thứ 16 đến 20 để phát hiện các bất thường nhiễm sắc thể.

Những phụ nữ mang thai trong trường hợp sau đây thì nên được tiến hành xét nghiệm chọc dò ối:

– 35 tuổi trở lên tính tới thời điểm chuyển dạ (bất thường nhiễm sắc thể sẽ tăng lên theo tuổi của người mẹ).

– Tiền sử có thai hoặc sinh con khuyết tật.

– Có người trong gia đình bị dị tật bẩm sinh.

– Kết quả siêu âm hoặc có xét nghiệm di truyền bất thường kể từ khi mang thai.

 

Các xét nghiệm cần làm khi mang thai: Sàng lọc AFP

Các xét nghiệm cần làm khi mang thai các mẹ không nên bỏ qua

xét nghiệm AFP

Các xét nghiệm cần làm tiếp theo khi mang thai là xét nghiệm AFP. Phương pháp xét nghiệm này thường ít khi được tiến hành một mình, mà nó là một trong số bộ ba của xét nghiệm Triple test. Có ba chất được sử dụng trong xét nghiệm này là AFP, hCG và Estriol. Xét nghiệm AFP thường được thực hiện từ tuần thứ 15 đến 20 của thai kỳ. Đây là bộ xét nghiệm giúp tầm soát nguy cơ bị hội chứng Down, nguy cơ dị tật ống thần kinh (cột sống đóng không kín) và thai không có não bộ. Các mẹ không nên bỏ qua bước xét nghiệm này. Vì đây là một trong những các xét nghiệm cần làm khi mang thai để mang đến sự an toàn khỏe mạnh cho mẹ và bé.

 

Các xét nghiệm cần làm khi mang thai: Kiểm tra Glucose

Bước xét nghiệm tiếp theo nên cần làm đối với các mẹ trên 25 tuổi. Bước xét nghiệm này dùng để test dung nạp glucose và tiểu đường, thai kỳ thực hiện giữa tuần 25 và 28. Những người mẹ cho kết quả mức độ cao của đường, người mẹ cần được theo dõi cẩn thận. Quan tâm đến chế độ ăn uống và tập luyện có thể kiểm soát lại mức độ insulin. Nếu trường hợp mức độ đường là rất cao, thì tiêm insulin là cần thiết.

Các xét nghiệm cần làm khi mang thai các mẹ không nên bỏ qua

xét nghiệm thử máu kiểm tra lượng đường

Thai nhi do người mẹ mắc tiểu đường không được kiểm soát có thể bị quá cân, sinh non, tật bẩm sinh và các biến chứng nghiêm trọng do áp lực máu. Bước xét nghiệm này cần làm nhằm đảm bảo an toàn cho bé khi được sinh ra.

 

Các xét nghiệm cần làm khi mang thai: Strep nhóm B

Liên cầu nhóm B (GBS) là một loại nhiễm trùng do vi khuẩn có thể được tìm thấy trong âm đạo hoặc trực tràng của một phụ nữ mang thai. Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh (CDC) đã đề nghị tất cả các phụ nữ mang thai nên kiểm tra strep B cho âm đạo thường xuyên. Kiểm tra này được thực hiện giữa tuần 35 và lần thứ 37 của thai kỳ.

 

 

 

 

Cùng chuyên mục

10

Việc khám phụ khoa và thai sản luôn mang đến sự âu lo dành cho các chị em. Vậy đâu là bác sĩ sản phụ khoa giỏi ở quận 9. Phòng khám bác sĩ Nguyễn Hoàng Lam bệnh viện Từ Dũ là một điểm đến rất an tâm dành cho các chị em.

Sản phụ khoa

- 03/04/2018

0353

Ngày nay ở TP.HCM có rất nhiều phòng khám thai hoạt động tràn lan, tuy nhiên phòng khám thai nào là uy tín và đáng tin tưởng? Khám thai ở đâu tốt nhất TP.HCM? Nên khám thai ở đâu TP.HCM? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

Sản phụ khoa

- 03/04/2018

Kham phu khoa o vinmec co tot khong hinh avatar

Rất nhiều chị em phụ nữ thắc mắc liệu rằng khám phụ khoa ở Vinmec có tốt không? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Sản phụ khoa

- 03/04/2018

8

Việc khám thai và các bệnh lý phụ khoa luôn là điều thầm kín đối với các chị em. Vậy đâu là bác sĩ sản phụ khoa giỏi ở quận 6. Phòng khám sản phụ khoa bác sĩ Lê Thị Thu Hà quận 6 là một điểm đến an tâm dành cho các chị em.

Sản phụ khoa

- 03/04/2018

034

Theo khuyến nghị của bộ y tế, bà mẹ cần phải khám thai định kì 8 lần và 5 lần siêu âm thai. Tuy nhiên tùy vào sức khỏe của mẹ và bé thì số lần khám thai phụ thuộc vào yêu cầu của bác sĩ. Vậy chu kỳ khám thai định kì như thế nào là hợp lí?

Sản phụ khoa

- 03/04/2018