Chu kỳ khám thai định kỳ - 8 mốc khám thai mà mẹ bầu không thể bỏ qua
Lần khám thai đầu tiên
Sau khi trễ kinh khoảng 1 tuần và thử que lên 2 vạch, bạn nên đi khám thai để kiểm tra thai đã vào trong buồng tử cung chưa, thai được bao nhiêu tuần và đã có tim thai chưa. Nếu chưa thấy tim thai lúc mới 5 – 6 tuần tuổi, bạn cũng đừng lo lắng. Đó là vì thai còn quá nhỏ và bác sĩ sẽ hẹn bạn tới kiểm tra lại sau 1-2 tuần.
Khám thai lần đầu tiên
Trong lần khám này, bác sĩ sẽ căn cứ vào ngày đầu của chu kỳ kinh để xác định tuổi của thai nhi. Tuy nhiên với một số phụ nữ kinh nguyệt không đều thì thường tuổi thai sẽ được dựa vào kết quả của siêu âm.
Khám thai lần 2
Có thể mẹ bầu sẽ cảm thấy tình trạng nghén tăng lên đáng kể ở tuần thứ 7 – 8. Lúc này đi khám, mẹ sẽ được siêu âm xác định tim thai, kích thước túi ối, chiều dài phôi để xác định thai có phát triển tương xứng với tuổi thai hay không.
Khám lâm sàng: cân nặng, đo huyết áp xem tình trạng nghén có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn không. Bạn sẽ được tư vấn và điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.
Khám thai lần 3
Lần khám thai thứ 3 ở tuần 12-13 là một trong 3 mốc “bắt buộc” phải có trong thai kì. Đây là thời điểm sàng lọc dị tật bẩm sinh qua đo độ mờ da gáy kết hợp với tuổi mẹ để làm xét nghiệm Double test tính toán nguy cơ hội chứng Down của bé ở giai đoạn sớm của thai kỳ.
Trong giai đoạn này bạn sẽ được bác sĩ tư vấn kĩ hơn về chế độ dinh dưỡng để thai nhi luôn khỏe mạnh.
Khám thai lần 4
Khi ở giai đoạn thai từ 14-17 tuần, bạn sẽ tới lần khám quan trọng tiếp theo. Lúc này, mẹ bầu sẽ được thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán nguy cơ bị Down và dị dạng nhiễm sắc thể của thai.
Khám thai lần 5
Lần khám thai thứ 5 này là mốc quan trọng thứ 2 trong thai kỳ. Trong lần siêu âm này sẽ giúp bác sĩ phát hiện các bất thường về hình thái của nhai nhi như sứt môi, dị dạng ở cơ quan, đặc biệt là các bất thường về tim và hệ xương để từ đó có can thiệp kịp thời.
Ngoài ra, bạn phải đến khám, và làm các xét nghiệm: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra HIV, viêm gan B, nhóm máu, yếu tố Rh, lượng đạm trong nước tiểu….
Chu kỳ khám thai định kỳ như thế nào?
Khám thai lần thứ 6
Sau lần khám thứ 5, bác sĩ sẽ hẹn bạn khám lại sau 4 tuần để theo dõi sự phát triển của thai nhi và giải đáp những vấn đề mẹ bầu có thể gặp phải.
Khám thai lần thứ 7
Khi ở tuần thai thứ 32, bạn cần được siêu âm màu 4 chiều để xác định lần cuối về dị tật của thai, theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kết hợp với khám tổng quát cho mẹ, xem xét vị trí ngôi thai, để đánh giá, tiên lượng độ phát triển của thai…Xét nghiệm các chỉ số cho mẹ để chuẩn bị lựa chọn nơi sinh.
Chu kì khám thai hợp lí
Khám thai lần thứ 8
Khi thai ở khoảng 35 – 36 tuần: Bạn cần được siêu âm kiểm tra trọng lượng thai, nước ối, dây rốn… Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng bé lúc sinh. Một số nơi sẽ cho bạn làm Non-stress test nhằm kiểm tra sức khỏe của bé và tìm hiểu xem bé có nhận đủ oxy hay không bằng một máy Mornitor sản khoa sẽ ghi nhận sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động thai.
Lúc này bạn phải giữ tâm lí thật thoải mái và thư giãn để chào đón bé yêu chào đời nhé!
Với chu kỳ khám thai như trêm, các bà mẹ cần phải tuân thủ để bác sĩ có thể theo dõi kĩ càng tình trạng sức khỏe của mẹ và bé cũng như phát hiện ra những bất thường để chữa trị kịp thời.