Nguyên nhân của tình trạng thai chết lưu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu. Trong đó, có thể kể đến một vài nguyên nhân chính như khi đang mang thai thì mẹ bị sốt. Vì hệ thống điều nhiệt của thai chưa hoạt động, khả năng thải nhiệt của thai rất kém nên khi người mẹ bị sốt, dễ làm thai bị chết lưu. Tử cung của mẹ bị dị dạng, tử cung nhị tính, tử cung kém phát triển làm cho thai bị nuôi dưỡng kém cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng thai chết lưu. Mẹ bị các bệnh lý mãn tính như: viêm thận, thiếu máu, suy gan, lao phổi, bệnh về tim, huyết áp cao... hoặc bị các bệnh nội tiết như: đái tháo đường, thiểu năng giáp trạng, thiểu năng hay cường năng thượng thận…cũng dễ khiến thai chết lưu.
Thai lưu cần xét nghiệm gì?
Những người mẹ phải lao động vất vả, chế độ dinh dưỡng kém, mang thai khi ngoài 40 tuổi hoặc béo phí có nguy cơ thai chết lưu cao hơn. Đặc biệt, với thai phụ có tiền sử thai chết lưu, nguy cơ thai chết lưu trong lần có thai tiếp theo thường cao gấp 3 đến 4 lần nhóm phụ nữ bình thường.
Ngoài các nguyên nhân bắt nguồn từ thai phụ còn có nguyên nhân do thai nhi như: bất thường nhiễm sắc thể, xung khắc nhóm máu giữa mẹ và con, dây rốn bị chèn ép, bị xoắn. bánh rau bị bong, xơ hóa, nhiễm khuẩn trong bụng mẹ…
Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp thai chết lưu mà không xác định được nguyên nhân.
Phần lớn phụ nữ bị thai lưu sẽ có cơ hội có em bé khỏe mạnh ở lần mang thai kế tiếp. Nếu thai lưu do nguyên nhân nhiễm sắc thể hoặc do vấn đề dây rốn, cơ hội lặp lại thấp. Nếu nguyên nhân do bệnh mạn tính ở mẹ (cao huyết áp, tiểu đường…) hoặc bệnh lý di truyền nguy cơ có thể cao hơn. Nói chung cơ hội có thai thành công trong tương lai hơn 90%. Tuy nhiên, cần phải làm xét nghiệm thai lưu để biết chính xác nguyên nhân gây tình trạng thai chết lưu.
Thai lưu cần xét nghiệm gì?
- Xét nghiệm nhiễm sắc đồ cho cả vợ và chồng để kiểm tra bất thường về di truyền.
- Xét nghiệm máu để kiểm tra nội tiết có bình thường không, để xem có dương tính với hội chứng kháng phospholipid không (một trong những nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu).
- Siêu âm để kiểm tra xem tử cung có dị dạng hay không, kiểm tra niêm mạc tử cung, buồng trứng, trứng…
- Khám nội khoa tổng quát để kiểm tra xem có các bệnh nội khoa hay không
- Xét nghiệm tinh dịch đồ để kiểm tra chất lượng tinh trùng nếu chồng bạn đã trên 40 tuổi.
Thai lưu cần xét nghiệm gì?
- Xét nghiệm yếu tố Rh trong trường hợp thai phụ bị sảy thai liên tiếp. Bởi nếu mẹ – con bất đồng nhóm máu thì không thể có thai được (có thai là bị sảy chứ không phải thai lưu) .
Lưu ý gì khi thai chết lưu
Sau khi xét nghiệm thai lưu và biết nguyên nhân gây thai lưu thì chị em cần giữ cho mình một tâm trạng thoải mái cùng chế độ dinh dưỡng hợp lí để chuẩn bị cho những lần mang thai kế tiếp. Chế độ ăn uống nên có đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng gồm tinh bột, đạm, chất béo, vitamin. Đồng thời bổ sung axít folic, tránh hút thuốc lá, không uống rượu, các đồ uống có cồn, giữ cân nặng hợp lý… để chuẩn bị cho lần mang thai sắp tới được an toàn hơn.
Lưu ý sau khi thai chết lưu
Khi có bầu, chị em không nên làm việc nặng nhọc, tránh xa các hóa chất độc hại, giữ tâm lý cân bằng, tinh thần thoải mái và khám thai định kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.