Hiểu rõ về vấn đề khám phụ khoa là gì

Tác giả: Nhung Huyền. Ngày đăng: 06-03-2018

Rất nhiều chị em thắc mắc về: Khám phụ khoa là gì? Khám phụ khoa là khám những gì? Nên đi khám phụ khoa thời điểm nào? Vì vậy trong bài viết dưới đây Finizz sẽ chia sẻ vế vấn đề khám phụ khoa là gì cho các chị em.

KHÁM PHỤ KHOA LÀ GÌ ?

Khám phụ khoa là thăm khám cơ quan sinh dục nữ. Khi khám phụ khoa bác sĩ sẽ xác định tình trạng sức khỏe của người bệnh và sớm phát hiện những bất thường tại cơ quan sinh dục.  Các chuyên gia, khám phụ khoa sẽ kiểm tra cơ quan sinh dục của chị em phụ nữ như: âm đạo, âm hộ, cổ tử cung, tử cung, tai vòi, buồng trứng. Đây là một việc làm quan trọng đối với phụ nữ, đặc biệt là những người đã có gia đình.

Bạn biết đấy, vùng kín của phụ nữ rất nhạy cảm và rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng, chị em nên khám phụ khoa định kì 6 tháng – 9 tháng một lần kể từ khi bước vào tuổi 15, đặc biệt là khi đã có quan hệ tình dục.

 

VẬY ĐI KHÁM PHỤ KHOA LÀ KHÁM NHỮNG GÌ ?

 

Đây cũng là băn khoăn của rất nhiều chị em khi có ý định đi khám phụ khoa. Thực chất khám phụ khoa là một phần khám rất đơn giản, nhanh chóng bao gồm các bước như sau:

  • Ban đầu, bác sĩ sẽ hỏi bạn lý do đến khám phụ khoa và tiền sử bệnh tật. Bạn nên trả lời thành thật để bác sĩ có những chấn đoán bệnh chính xác.
  • Sau đó, bạn sẽ được nằm trên một chiếc giường trải ga trắng và nằm trong tư thế sinh sản.
  • Bác sĩ sẽ quan sát vùng bụng để xem có sẹo mổ hay không, sau đó quan sát bên ngoài cơ quan sinh dục xem có biểu hiện của bệnh viêm nhiễm hoặc bệnh xã hội hay không.
  • Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ y tế giống chiếc mỏ vịt để khám bên trong âm đạo, cổ tử cung và lấy dịch cổ tử cung để xét nghiệm.
  • Bác sĩ cũng sẽ đặt ngón tay vào trực tràng để kiểm tra xem có khối u nào không.

Ngoài ra, bác sĩ có thể làm thêm các xét nghiệm như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm dịch cổ tử cung...

Sau khi các bước khám phụ khoa hoàn tất, bác sĩ sẽ kết luận tình trạng sức khỏe của bạn và giải thích kết quả khám bệnh. Đồng thời hướng dẫn, kê đơn thuốc (nếu bị bệnh) và hẹn tái khám cho những lần sau.

 

NÊN ĐI KHÁM PHỤ KHOA THỜI ĐIỂM NÀO?

Trước khi lập gia đình

Khám phụ khoa thời điểm đó chị em sẽ biết cơ quan sản có mắc bệnh viêm nhiễm không hoặc có gặp vấn đề gì không? Những bộ phận sinh sản nằm sâu bên trong như tử cung, buồng trứng, nếu viêm nhiễm, chỉ bác sĩ phụ khoa mới có thể phát hiện được.

Chị em nên khám phụ khoa định kỳ để được phát hiện sớm các bệnh viêm nhiễm và ung thư "vùng kín" giai đoạn sớm

Trước khi mang thai

Phần lớn chị em chỉ đi khám khi đã trễ kinh, hoặc que thử có hai vạch. Tức là đi khám thai, thay vì khám phụ khoa khi chuẩn bị mang thai. Trong khi đó, để bảo đảm sức khỏe tối ưu cho cả thai phụ và thai nhi, việc đi khám và tầm soát sức khỏe tổng quát trước khi mang thai vô cùng quan trọng. Những bệnh phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, nấm, mụn... sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt, đối với một số bệnh như như HIV, viêm gan B, việc phát hiện sớm để điều trị rất quan trọng.

Khi lần “yêu” đầu tiên trục trặc

Nếu chị em bị đau, chảy máu ở lần “yêu” đầu tiên thì có thể do màng trinh bị rách. Tuy nhiên, nếu cơn đau rất dữ dội, kéo dài đến vài ngày khiến chị em sợ “yêu” hoặc máu chảy nhiều đến bất thường và kéo dài thì cần đến gặp bác sĩ phụ khoa để tìm ra lý do. Mặc dù hiếm, song trường hợp cơ quan sinh dục có bất thường, như “đường vào” quá hẹp, màng trinh quá dày, thậm chí bạn bị chứng co thắt âm đạo khi “yêu” vẫn có thể xảy ra.

Khi “vùng kín” bạn có vấn đề

Đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, hay đau rát, ra máu giữa chu kỳ, huyết trắng có màu lạ, mùi hôi. Lời khuyên từ bác sĩ phụ khoa là chị em nên đi khám ngay khi có bất kỳ biểu hiện nào “lạ” ở “vùng nhạy cảm”. Cảm giác ngứa có thể do nấm, viêm nhiễm. Cảm giác đau rát có thể do các bệnh lây qua đường tình dục.

Ngoài ra, ra máu bất thường có thể là dấu hiệu của căn bệnh đáng sợ như ung thư. Các viêm nhiễm, bệnh có thể dẫn đến vô sinh, ung thư, thậm chí tử vong nếu bạn không chữa trị kịp thời. Cho dù có chữa trị được, thì điều trị muộn sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian, tiền bạc hơn, chưa kể tới cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng không ít.

 

 

 

Cùng chuyên mục

303

Trước khi kết hôn nhiều chị em hay thắc mắc rằng có nên khám phụ khoa tiền hôn nhân hay không? Khám phụ khoa tiền hôn nhân ở đâu và chi tiết khám như thế nào? Hãy cùng Finizz tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Sản phụ khoa

- 30/03/2018

Kham phu khoa o viet phap avatar

Một số chị em phụ nữ ở Hà Nội đang băn khoăn liệu có nên khám phụ khoa ở Việt Pháp? Hãy cùng Finizz tìm hiểu về bệnh viện này để đưa ra quyết định chính xác nhé.

Sản phụ khoa

- 29/03/2018

Bat mach kham thai hinh avatar

Từ xa xưa, nhiều chị em phụ nữ vẫn tự mình bắt mạch khám thai cho chính mình? Vậy, liệu chị em thời nay có biết và áp dụng cách này không?

Sản phụ khoa

- 29/03/2018

Xet nghiem phoi thai 7 tuan tuoi hinh avatar

“Khi nào có thể biết được giới tính của bé yêu trong bụng mẹ?” là thắc mắc của rất nhiều người. Một nghiên cứu gần đây cho rằng, thông qua xét nghiệm phôi thai 7 tuần tuổi là có thể xác định chính xác 90% giới tính của thai nhi.

Sản phụ khoa

- 29/03/2018

393333

Nhiều chị em luôn nôn nóng muốn biết bé yêu trong bụng phát triển thế nào, thế nên nhiều chị em đã tìm đến biện pháp siêu âm thai nhi. Nhưng liệu siêu âm thai nhi nhiều thì có ảnh hưởng đến thai nhi không? Siêu âm bao nhiêu lần thì đúng?

Sản phụ khoa

- 29/03/2018