Bà bầu mang song thai tuyệt đối đừng bỏ qua 5 xét nghiệm

Tác giả: Phan Khánh. Ngày đăng: 06-03-2018

Mẹ bầu mang song thai gặp khá nhiều nguy cơ mắc phải các biến chứng trong thai kỳ như tiền sản giật, cạn ối, hội chứng truyền máu song sinh (một thai nhận được nhiều máu hơn thai còn lại), chuyển dạ sớm… Vì vậy, mẹ bầu mang thai đôi cần làm một số xét nghiệm cần thiết để kịp thời ngăn chặn đồng thời có biện pháp phòng tránh những biến chứng nguy hiểm này.

Siêu âm và những xét nghiệm thai kỳ sẽ giúp theo dõi sức khỏe, vị trí của bào thai đôi, phát hiện sớm các vấn đề bất thường để can thiệp đúng lúc.

song thai

 

Thường thì vào lần siêu âm đầu tiên (nếu mẹ bầu siêu âm quá sớm) có thể không phát hiện được thai đôi. Đến khoảng tuần thứ 10-14 thì mẹ mới biết mình có mang song thai hay không. Song thai rơi vào các trường hợp:

  • Cặp song sinh chia sẻ một túi ối hoặc mỗi thai một túi ối.
  • Cặp song sinh chia sẻ một nhau thai hoặc mỗi thai một nhau thai.

 

Xét nghiệm đo độ mờ da gáy

Độ mờ gáy thai thường được đo vào tuần lễ 11 – 13 tuần, kết hợp với tuổi mẹ và xét nghiệm Double test để tính toán nguy cơ mắc hội chứng Down của 2 bé ở giai đoạn sớm của thai kỳ. Đa số trường hợp độ mờ da gáy < 3mm thì được xếp vào nhóm nguy cơ thấp.

Trong trường hợp độ mờ da gáy > 3mm, thì vào tuần lễ 16-18 thai kỳ thì các mẹ bầu sẽ được tiến hành làm xét nghiệm triple test để xác định nguy cơ hội chứng Down và các khuyết tật ống thần kinh. Nếu kết quả cho thấy nguy cơ mắc Down, mẹ sẽ được cung cấp tùy chọn thêm một xét nghiệm chọc dò ối hoặc lấy mẫu nhung màng đệm. Đây là những xét nghiệm khá phức tạp, vì vậy ,mẹ bầu cần đến những cơ sở chuyên khoa sản.

 

Xét nghiệm Triple test

song thai

 

Triple test là xét nghiệm nhằm phát hiện các thai có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Triple test là loại xét nghiệm sàng lọc sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai như tật nứt đốt sống và các khuyết tật ống thần kinh khác. Khi làm xét nghiệm này, mẹ bầu cần phải làm thêm 3 xét nghiệm phụ để lấy chỉ số hCG (xét nghiệm nội tiết tố khi mang thai), AFP (xét nghiệm máu) và estriol (xét nghiệm nước tiểu). Từ đó có thể tính được nguy cơ khuyết tật của bào thai.

Xét nghiệm máu thường được thực hiện từ tuần thứ 15-20 của thai kỳ, nó không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu sẽ nhận được kết quả xét nghiệm chỉ sau vài ngày.

 

Xét nghiệm đường huyết

Mỗi lần khám thai, mẹ bầu cần phải làm xét nghiệm nước tiểu tốt nhất là lấy nước tiểu giữa quãng để tránh kết quả dương tính giả albumin trong nước tiểu. Nếu trong nước tiểu xuất hiện albumin thì mẹ có khả năng bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc mắc hội chứng huyết áp cao khi mang thai. Nếu xét nghiệm đường trong nước tiểu dương tính thì mẹ bầu có khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

 

Xét nghiệm chỉ số ối AFI

Đây là xét nghiệm cần thiết để xem mẹ bầu có bị thiếu nước ối hay đa ối không bởi khi mang song thai, nguy cơ mẹ bầu bị cạn ối là khá cao. Chỉ số này được đo bằng cách lấy rốn làm mốc, chia bụng làm 4 phần với 2 đường dọc ngang. Ở mỗi phần, chọn ra túi ối sâu nhất để đo chiều dài. Cộng 4 chiều dài này lại sẽ ra chỉ số ối AFI (đơn vị cm). Từ chỉ số này, mẹ bầu có thể biết lượng nước ối trong bụng mình ở mức nào, từ đó có thể đánh giá mẹ bầu có nước ối bình thường hay bị thiếu ối, đa ối.

Lượng nước ối bình thường: chỉ số ối từ 6 – 12cm.

Dư ối: chỉ số ối từ 12 – 25 cm

Đa ối: chỉ số ối >25cm.

Thiếu ối : chỉ số ối <= 5cm.

Vô ối: chỉ số ối < 3cm

Siêu âm 3D/ 4D

Khoảng tuần 20 – 22 của thai kỳ, mẹ cần tiến hành siêu âm để kiểm tra những bất thường khác tại cột sống, hệ thần kinh, thành bụng và các cơ quan chính. Các bác sĩ khuyến khích mẹ bầu nên siêu âm 3 chiều hoặc 4 chiều để hình ảnh siêu âm rõ nét sẽ giúp các bác sĩ dễ dàng phát hiện được những bất thường nếu có của thai nhi và kịp thời đưa ra những cách xử trí. Với các cặp song sinh thì việc siêu âm tại các thời điểm: 20 tuần, 24 tuần, 28 tuần, 32 tuần và sau đó, có thể là mỗi 2 tuần một lần cho đến lúc sinh. Những cặp song sinh chia sẻ nhau thai có nguy cơ bị hội chứng truyền máu song sinh thì sau tuần thứ 16, các mẹ có thể phải siêu âm 2 tuần một lần.

 

 

 

 

Cùng chuyên mục

Bac si san phu khoa gioi o da lat ava

Bệnh phụ khoa nếu không sớm hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều tác hại khôn lường làm bệnh tiến triển nặng hơn và có thể gây vô sinh. Hiện nay ngày càng nhiều cơ sở khám sản phụ khoa mọc lên, việc tìm kiếm một bác sĩ sản phụ khoa giỏi là điều cần thiết. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để c...

Sản phụ khoa

- 19/12/2017

20161223 083145 543153 blog shutterstock 181.max 600x600

Chị em phụ nữ tốt nhất nên có thói quen khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe sinh sản. Nếu bạn có thắc mắc khám sản phụ khoa ở đâu tốt nhất tại Hòa Bình, hãy tham khảo danh sách 5 bác sĩ Sản phụ khoa giỏi ở Hòa Bình dưới đây để có sự tốt nhất cho mình nhé.

Sản phụ khoa

- 19/12/2017

Bac si san phu khoa kien giang ava

Để sinh được những đứa con khỏe mạnh, người phụ nữ cần có sức khỏe sinh sản tốt. Chị em phụ nữ có thể bảo vệ sức khỏe sinh sản bằng cách theo dõi định kỳ để phát hiện bệnh mà điều trị kịp thời. Dưới đây là 4 bác sĩ Sản phụ khoa giỏi ở Kiên Giang mà chị em có thể tin tưởng.

Sản phụ khoa

- 18/12/2017

Bac si san phu khoa hau giang ava

Sức khỏe sinh sản ngày càng được chú trọng vì sự ảnh hưởng không nhỏ của nó tới cuộc sống và hạnh phúc gia đình. Bí quyết để đảm bảo sức khỏe sinh sản tốt là khám phụ khoa mỗi 6 tháng 1 lần và theo dõi thai kỳ ở cơ sở chuyên khoa uy tín. Dưới đây là 5 bác sĩ sản phụ khoa giỏi ở Hậu Giang mà chị e...

Sản phụ khoa

- 18/12/2017

20170410 074723 205660 kham phu khoa e1467.max 1800x1800

Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh phụ khoa ngày càng tăng, tuy nhiên do không nắm rõ một số thông tin cơ bản về bệnh phụ khoa nên những chị em phụ nữ thường đến những địa chỉ khá muộn, chỉ khi biểu hiện bệnh rõ ràng thì chị em mới tìm đến bác sĩ. Sau đây Finizz sẽ cung cấp cho bạn những bác sĩ sản ...

Sản phụ khoa

- 11/12/2017