Bỏ túi kinh nghiệm đi khám thai định kỳ

Tác giả: Hoa Le. Ngày đăng: 05-04-2018

Để mẹ và bé khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ cần nắm chắc lịch trình khám thai định kỳ đặc biệt ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Finizz sẽ mách bạn kinh nghiệm đi khám thai định kì mẹ cần lưu ý. Thời gian khám thai định kỳ nếu không phải làm các kỹ thuật như xét nghiệm, siêu âm có thế mất trung bình 10 – 15 phút/ lần sẽ không mất nhiều thời gian.

Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ

Không có số lần khám thai định kỳ chuẩn cho tất cả bà bầu. Với những trường hợp thai kỳ có nhiều nguy cơ, số lần khám thai có thể cần nhiều hơn 7 lần. Do đó, việc có nên đi khám thai thường xuyên không, khám thai bao nhiêu lần là đủ cần được bác sĩ chỉ định cho từng trường hợp cụ thể.

 

Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ

Các mẹ cần làm gì để chuẩn bị cho những lần khám thai?

Trước ngày đến khám thai, các mẹ có thể ghi lại bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào vào một quyển sổ. Sau đó, khi đến gặp bác sĩ các mẹ có thể đặt câu hỏi và nói về các thắc mắc để bác sĩ trả lời cũng như giải thích cho các mẹ hiểu.

Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ - mẹ nên chuẩn bị các thắc mắc để hỏi bác sĩ

Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ - mẹ nên chuẩn bị các thắc mắc để hỏi bác sĩ


Ví dụ: các mẹ muốn uống một loại trà thảo mộc, thuốc bổ… thì các mẹ nên mang đến hỏi bác sĩ xem có an toàn không trước khi uống.

Tất nhiên, nếu các mẹ có bất kì triệu chứng bất thường nào thì hãy đến gặp ngay bác sĩ mà không cần đợi đến lần khám kế tiếp.

Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ trong 3 tháng đầu

Ở lần khám thai định kì đầu tiên, mẹ bầu nên đi khám thai càng sớm càng tốt để bác sĩ khám xem có thai hay không, thai vào tử cung hay chưa, có một thai hay đa thai, đặc biệt là tuổi thai (thai được mấy tuần) cũng như ngày dự sinh. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của thai trong suốt thai kỳ (có bị suy thai, sinh non, sinh thiếu tháng hay không).

Bên cạnh đó, qua thăm khám và có thể làm một số xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ phát hiện các nguy cơ cho thai kỳ như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim…, từ đó tư vấn sau khám thai cho gia đình có nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ, hoặc nếu điều trị thì như thế nào?

Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ 3 tháng đầu bao gồm khám những gì, quy trình khám thai như thế nào?

Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ 3 tháng đầu bao gồm khám những gì, quy trình khám thai như thế nào?

Thông thường khám thai định kỳ ở 3 tháng đầu, quá trình khám thai sẽ gồm:

–          Đo chiều cao
–          Cân trọng lượng
–          Đo huyết áp
–          Khám tim phổi
–          Khám gan lách
–          Khám phụ khoa
–          Xét nghiệm máu
–          Xét nghiệm nước tiểu
–          Siêu âm thai

Các bước khám thai này giúp bác sĩ có được những chẩn đoán ban đầu. Từ đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc thai kỳ cho mẹ và bé, đồng thời hẹn lịch khám lần kế tiếp.

Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ 3 tháng giữa

Những dị tật thai nhi được phát hiện rõ nhất ở tuần 15 – 18, vì vậy đây là thời điểm khám thai định kỳ cần thiết để có những can thiệp phù hợp nhằm điều trị hoặc chấm dứt thai kỳ sớm, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý của thai phụ cũng như gia đình.

Đồng thời, việc đi khám thai giai đoạn này còn giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi, từ đó bác sĩ có lời khuyên về dinh dưỡng thai kỳ; theo dõi huyết áp để dự phòng biến chứng tiền sản giật, sản giật.

Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ 3 tháng giữa

Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ 3 tháng giữa

Ở lần khám thai này, thai phụ sẽ được cân trọng lượng, đo huyết áp, đo bề cao tử cung, nghe tim thai, siêu âm thai, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu.

Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ 3 tháng cuối

Càng ở chặng đường cuối của thai kỳ, lịch khám thai càng dày hơn để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ nhằm tiên lượng những biến chứng có thể xảy ra trong lúc sinh, từ đó có hướng giải quyết tốt nhất.

Do đó, từ tháng 7, 8 của thai kỳ mẹ bầu cần đi khám thai mỗi tháng 1 lần; tháng thứ 9 cứ cách 2 tuần khám thai định kỳ 1 lần và cuối cùng là khám 1 lần nữa trước khi sinh.

Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ 3 tháng cuối cho thai phụ

Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ 3 tháng cuối cho thai phụ

Ở các lần khám thai định kỳ cuối cùng này, mẹ bầu sẽ được biết ngôi thai có thuận hay không, khung xương chậu người mẹ có khả năng cho thai nhi lọt qua không, độ phát triển của bánh nhau, lượng nước ối… từ đó tiên lượng cuộc sinh dễ hay khó, có thể sinh thường hay phải mổ lấy thai, thời gian nhập viện, mẹ có thể sinh tại các cơ sở y tế thuộc tuyến dưới hay cần phải đến tuyến trên…

Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ có một số lưu ý:

- Để bác sĩ có thể chẩn đoán được chính xác, các mẹ cần nói ra hết các vấn đề của mình. Các mẹ phải nói hết những gì mình cảm thấy, thắc mắc hoặc lo lắng với bác sĩ, đừng ngại ngùng gì cả.

- Khi được bác sĩ tư vấn, các mẹ thường cảm thấy khá thoải mái và chú tâm vào nghe lời khuyên. Nhưng các mẹ nên ghi chép lại, như vậy sẽ chính xác hơn và phòng trường hợp các mẹ quên mất bất cứ điều gì đó.

Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ và lưu ý cho mẹ bầu

Kinh nghiệm đi khám thai định kỳ và lưu ý cho mẹ bầu

Trong giai đoạn nào, việc khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ đều rất quan trọng. Bỏ túi kinh nghiệm đi khám thai định kỳ giúp mẹ bầu chủ động trong việc dưỡng thai và có những điều chỉnh, can thiệp kịp thời nhằm tránh rủi ro có thể xảy ra cho cả mẹ và bé.

Cùng chuyên mục

Avata

Chị em thường thắc mắc khám thai gồm những gì? Cách khám sản khoa, cách khám thai không chỉ là siêu âm để kiểm tra thai mà còn nhiều bước khác nhau, tùy thuộc vào tuổi thai và cơ sơ khám. Tuy nhiên, hầu hết các lần khám đều theo 9 bước cơ bản sau

Sản khoa

- 03/04/2018

Avata

Khám thai lần đầu tiên và các cột mốc khám thai quan trọng, dù bận rộn đến đâu mẹ bầu cũng không nên bỏ qua để nhanh chóng phát hiện những bất thường nếu có và kịp thời đưa ra hướng xử lý kịp thời nhất.

Sản khoa

- 03/04/2018

Avata

Suốt quá trình mang thai, rất nhiều biến chứng có thể xảy ra ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự an toàn của thai nhi. Siêu âm là biện pháp y khoa giúp bác sĩ thường xuyên kiểm tra sức khoẻ của bé, từ đó đưa ra những tư vấn giúp mẹ bảo vệ bé tốt hơn. Trong suốt thai kỳ, những mốc siêu âm thai quan trọng...

Sản khoa

- 02/04/2018

Avatar

Theo khuyến cáo của Bộ Y Tế, một thai kỳ, thai phụ sẽ có gồm 08 lần khám thai (từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 37) và 5 lần siêu âm trong suốt thai kỳ của mẹ bầu. Vậy mẹ bầu cần đi khám thai khi nào và cần khám những gì? Bài viết sau đây Finizz sẽ giới thiệu đến bạn lịch khám thai xét nghiệm cần thiết...

Sản khoa

- 27/03/2018