Xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi thực hiện khi nào?

Tác giả: Long Doan. Ngày đăng: 07-04-2018

Xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi nên được thực hiện từ tuần thai thứ 11 để các bệnh tật được phát hiện sớm và có thể được kiểm soát ở giai đoạn này.

Vì sao phải xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi?

Xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi khi mang thai là biện pháp quan trọng nhằm đánh giá rủi ro, phát hiện sớm các biến chứng thai kỳ thường gặp, cũng như chẩn đoán sớm và đầy đủ những dị tật bẩm sinh của thai nhi, nhằm có một kế hoạch sinh con ra đời an toàn và điều trị sơ sinh kịp thời cho những khiếm khuyết bẩm sinh ở thai nhi.

Vì sao phải xét nghiệm sàng lọc thai nhi khi mang thai?

Vì sao phải xét nghiệm sàng lọc thai nhi khi mang thai?

Dù có siêu âm thai, bạn cũng sẽ khó phát hiện bệnh down và một số dị tật do bất thường nhiễm sắc thể khác nếu bỏ qua thời điểm 12-14 tuần.

Theo thống kê tỷ lệ thai nhi dị dạng ở Việt Nam hiện là 3%, hay gặp nhất là dị tật ở hệ thống thần kinh, đầu – mặt – cổ, ngực – bụng. Xét nghiệm sàng lọc thai nhi  là cách hiệu quả và đơn giản để phát hiện các khiếm khuyết này.

3 mốc quan trọng để xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi

Theo các bác sĩ chuyên môn, có 3 lần siêu âm xét nghiệm sàng lọc thai nhi được coi là bắt buộc để xác định thai có bình thường hay không, đó là:

12-14 tuần: Ở thời điểm này, siêu âm giúp tính tuổi thai cực kỳ chính xác. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm duy nhất có thể đo khoảng sáng sau gáy nhằm dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm (gây bệnh down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành...). Ngoài 14 tuần, việc đo này sẽ không còn chính xác nữa. Nếu khoảng sáng sau gáy tăng, vào tuần thứ 18, thai phụ cần được chọc ối để chẩn đoán bệnh down và siêu âm hình thái xem có dị dạng hay không.

21-24 tuần: Nếu người mẹ không quá béo, máy siêu âm tốt và trình độ bác sĩ ổn thì việc siêu âm lúc này có thể giúp phát hiện hầu hết các bất thường về hình thái của thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng. Lần siêu âm này rất quan trọng vì nếu cần đình chỉ thai nghén thì phải làm trước tuần thứ 28. Sau thời gian đó, nếu kích thích đẻ non thì thai dị tật vẫn có thể sống, và việc chẩn đoán trước sinh sẽ không còn ý nghĩa.

Tuy nhiên siêu âm chỉ giúp phát hiện các bất thường về hình thái - nghĩa là những gì nhìn thấy được - chứ không chẩn đoán được các rối loạn về chức năng. Có khi hình thái của cơ quan không bình thường nhưng chức năng vẫn tốt và ngược lại. Các rối loạn chức năng chỉ có thể phát hiện sau khi em bé ra đời.

30-32 tuần: Lần siêu âm này giúp phát hiện một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc của não. Ngoài ra, siêu âm lúc 30-32 tuần cũng giúp nhận biết tình trạng phát triển chậm trong tử cung - một nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau đẻ.

3 mốc quan trọng để xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi

3 mốc quan trọng để xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi

Ngoài 3 lần xét nghiệm trên, các thai phụ nên làm xét nghiệm sàng lọc thai nhi mang tên Triple test, giúp dự đoán nguy cơ dị dạng nhiễm sắc thể của thai. Nếu kết quả dưới 1/250 thì có thể yên tâm là em bé hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm này chính xác đến 95,5%, tuy nhiên cũng chỉ có giá trị khi được thực hiện vào tuần thai 14-17. Chi phí cho một lần làm Triple test là 250.000 đồng.

Ngoài 3 lần xét nghiệm trên, tất cả các thai phụ nên làm xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi mang tên Triple test, giúp dự đoán nguy cơ dị dạng nhiễm sắc thể của thai.

Xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi hết bao nhiêu tiền?

  • Giá xét nghiệm sàng lọc thai nhi trung bình tại các phòng khám tư nhân; và ở bệnh viện công giá xét nghiệm sẽ là 500.000đ/lần xét nghiệm.
  • Giá xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi tại các phòng khám tư nhân cao nhất là 500.000đ/lần, tại các bệnh viện công khoảng 400.000đ/lần & ở các bệnh viện sản quốc tế thường cao hơn, với giá xét nghiệm Double Test này là 1.000.000đ/lần.

Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi?

Không làm xét nghiệm trước 11 tuần, từ 14 tuần đến 14 tuần 6 ngày và sau 22 tuần. Vì nếu trước 11 tuần thai nhi còn quá nhỏ kết quả không chính xác.

Trong khoảng từ 14 tuần đến 14 tuần 6 ngày thì đang là giai đoạn chuyển giao kết quả định lượng các chất thai nhi tiết vào trong máu mẹ không phù hợp để tính toán nguy cơ dị tật. Trên 22 tuần thì thai đã quá lớn, khi đó nếu làm xét nghiệm thì chẳng may có nguy cơ cao bạn cũng không thể xử lý được gì vì vậy các chị em nên lưu ý kĩ về thời gian đi xét nghiệm sàng lọc thai nhi nhé.

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ đến các mẹ bầu về những thông tin liên quan đến việc xét nghiệm sàng lọc thai nhi. Hi vọng với những gì Finizz cung cấp có thể giúp chị em hiểu rõ hơn về các loại xét nghiệm này. Nếu các chị em còn có những thắc mắc khác cần được giải đáp về vấn đề siêu âm thai này thì đừng ngại ngần để lại những câu hỏi để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể và miễn phí.

Đặt lịch để xét nghiệm thai tại các Phòng khám Sản phụ khoa uy tín khác qua Finizz.com để được hỗ trợ nhanh nhất và tiết kiệm thời gian chờ đợi tại phòng khám nhé các mẹ bầu.

Cùng chuyên mục

Kham phu khoa

Khám phụ khoa là việc cần thực hiện định kỳ ít nhất một năm một lần và ngay khi phát hiện các bất thường ở vùng kín. Khám phụ khoa rất nhanh chóng và đơn giản, song nhiều chị em nhất là những ai lần đầu thăm khám rất lo lắng không biết khám phụ khoa cần khám những gì?

Sản Phụ Khoa

- 16/05/2018

132343 gioi tinh em be 2 300x200

Trong lần siêu âm này bạn đã có thể biết được kích thước của em bé cũng như nghe được tim thai rồi đấy! Có bầu, nên đi khám như thế nào là hợp lý? Khám thai theo quy trình khám thai định kỳ thế nào để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi?

Sản Phụ Khoa

- 15/05/2018

Lich kham thai 1

Có rất nhiều các vấn đề khiến mẹ bầu băn khoăn khi mang thai lần đầu như mong muốn được biết rõ tình hình sức khỏe và thể trạng của thai nhi. Siêu âm thai vào những thời điểm nào phù hợp là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

Sản Phụ Khoa

- 07/05/2018

3

Khám phụ khoa định kỳ, sẽ giúp ngăn ngừa và phát hiện các loại bệnh cũng như viêm nhiễm ở giai đoạn đầu, giúp điều trị tốt hơn. Vậy với chị em, khi nào cần đi khám phụ khoa chị em có nắm?

Sản Phụ Khoa

- 07/05/2018

Thoi diem tot nhat de di kham phu khoa

Khám phụ khoa là kiểm tra âm đạo người phụ nữ để xác định kích thước vị trí của các bộ phận chính trong âm đạo như cổ tử cung buồng trứng để phát hiện những virus gây viêm nhiễm, các bệnh lây đường tình dục, u xơ, ung thư cổ tử cung… Vậy khám phụ khoa là như thế nào?

Sản Phụ Khoa

- 07/05/2018