Lịch khám thai tháng cuối mẹ bầu KHÔNG NÊN BỎ SÓT

Tác giả: Võ Văn Dũng. Ngày đăng: 16-04-2018

Tháng cuối cùng để mẹ bầu chào đón em bé, trong tháng cuối này có một mốc khám thai quan trọng trong giai đoạn này mẹ cần đi khám mà không nên bỏ sót lịch khám thai tháng cuối để có sự chuẩn bị tốt nhất cho con yêu sắp chào đời.

Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần đến bệnh viện kiểm tra mỗi tuần hoặc bất cứ khi nào đau bụng, ra máu để theo dõi tim thai, cử động thai nhi và xem tình trạng cổ tử cung đã mở hay chưa. Mẹ bầu cần ghi nhớ lịch khám thai tháng cuối cho mình.

Lịch khám thai tháng cuối - Tuần 35

Khi đi khám thai theo lịch khám thai tháng cuối ở tuần 35, mẹ bầu sẽ được bác sĩ đo biểu đồ tim thai, cơn gò. Những xét nghiệm này cần được thực hiện đặc biệt ở những thai kỳ có nguy cơ cao như tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, dọa sinh non hoặc chuyển dạ sinh con.

Trong lần khám trong lịch khám thai tháng cuối, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm âm đạo và trực tràng để kiểm tra vi khuẩn gọi là liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) để không để truyền qua cho em bé trong khi sinh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não…

Kiểm tra nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)

Lịch khám thai tháng cuối - Tuần 35

Một số nơi sẽ cho mẹ bầu làm Non-stress test ở tuần 35 trong lịch khám thai tháng cuối nhằm kiểm tra sức khỏe của bé và tìm hiểu xem bé có nhận đủ oxy hay không bằng một máy Mornitor sản khoa sẽ ghi nhận sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động thai.

Lịch khám thai tháng cuối - Tuần 36

Ở lịch khám thai tháng cuối vào tuần 36, bác sĩ còn tiến hành xác định ngôi thai, từ đó tư vấn phương pháp sinh phù hợp.

Khi đó, mẹ bầu sẽ được siêu âm kiểm tra trọng lượng thai, nước ối, dây rốn… Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng bé lúc sinh.

Tại mốc khám thai tuần 36 trong lịch khám thai tháng cuối, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiến hành khám tổng quát, đo huyết áp, thử nước tiểu, xét nghiệm máu, đo chiều cao tử cung, chu vi vòng bụng, nghe nhịp tim thai, kiểm tra trọng lượng và chiều dài của  thai nhi cùng các dấu hiệu bất thường khác.

Trong khi khám thai tuần 36 theo lịch khám thai tháng cuối, mẹ bầu cũng đừng nên làm các thủ tục cần thiết để đăng kí hồ sơ sinh cho bé.

Đo chu vi vòng bụng của mẹ bầu

Lịch khám thai tháng cuối - Tuần 36

Khám thai tuần 36, các mẹ sẽ được bác sĩ kiểm tra cửa mình, thành bụng và cổ tử cung. Đa số các dặn dò mà bác sĩ đưa ra ở giai đoạn này là: khi cổ tử cung bắt đầu mở 1-3 phân, cùng triệu chứng ra huyết hồng, rỉ ối, vỡ ối thì cần nhập viện ngay lập tức.

Lịch khám thai tháng cuối - Tuần 37

Trong lần khám thai này (theo Lịch khám thai tháng cuối), bác sĩ sẽ tiến hành khám thăm dò xương chậu để đánh giá quá trình mang thai của mẹ bầu, quan sát xem nước ối có bị rỉ ra hay không.

Mẹ bầu cần báo ngay cho bác sĩ nếu có những biểu hiện bất thường như sưng quá mức ở bàn chân, mắt cá, sưng mặt hay mắt bị húp lên, đột ngột tăng cân thêm, đau đầu nghiêm trọng, thay đổi thị lực như nhìn bị mờ, nhìn một thành hai,…, đau bụng trên dữ dội, buồn nôn và ói mửa.

Kiểm tra những biểu hiện bất thường ở thai phụ

Lịch khám thai tháng cuối - Tuần 37

Lịch khám thai tháng cuối - Sắp đến ngày sinh

Đến ngày sắp sinh, một lần nữa xác định tình trạng thai, ngôi thai, ước lượng cân nặng thai nhi, lượng nước ối, vị trí nhau theo lịch khám thai tháng cuối, từ đó tiên lượng cho cuộc sinh dễ hay khó.

Những dấu hiệu chuyển dạ

Bụng bầu tụt xuống là một dấu hiệu cho biết bé sắp chào đời trong 1-2 tuần nữa. Mẹ có thể nhận biết bằng cách xem ngực có chạm vào phần trên của bụng không. Nếu không chạm được thì chứng tỏ bé đã tụt sâu xuống.

Dịch âm đạo tiết nhiều hơn, đau lưng dữ dội, đi tiểu nhiều, các cơn co thắt xuất hiện thường xuyên, cân nặng không tăng hoặc giảm nhẹ, rò rỉ, vỡ nước ối.

Cân nặng không tăng hoặc giảm nhẹ là dấu hiệu sắp chuyển dạ

Cân nặng không tăng hoặc giảm nhẹ là dấu hiệu sắp chuyển dạ

Trong giai đoạn này, mẹ hãy đi khám thai thường xuyên ở lịch khám thai tháng cuối để xin tư vấn của bác sĩ quá trình sinh nở. Mẹ cần tới gặp bác sĩ ngay nếu thấy máu tươi ở dịch âm đạo, nước ối (có màu xanh lá cây hay nâu), chân, tay, mặt sưng to, tăng cân đột ngột, thị lực giảm, mờ mắt, đau bụng dữ dội.

Lời kết

Như vậy chúng tôi đã chia sẻ đến các mẹ bầu về những thông tin liên quan đến lịch khám thai tháng cuối. Hi vọng với những gì Finizz cung cấp có thể giúp chị em hiểu rõ hơn vềlịch khám thai tháng cuối. Nếu các chị em còn có những thắc mắc khác cần được giải đáp về lịch khám thai tháng cuối thì đừng ngại ngần để lại những câu hỏi để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể và miễn phí.

Đặt lịch để xét nghiệm thai tại các Phòng khám Sản phụ khoa uy tín khác qua Finizz.com để được hỗ trợ nhanh nhất và tiết kiệm thời gian chờ đợi tại phòng khám nhé các mẹ bầu.

Cùng chuyên mục

Kham phu khoa

Khám phụ khoa là việc cần thực hiện định kỳ ít nhất một năm một lần và ngay khi phát hiện các bất thường ở vùng kín. Khám phụ khoa rất nhanh chóng và đơn giản, song nhiều chị em nhất là những ai lần đầu thăm khám rất lo lắng không biết khám phụ khoa cần khám những gì?

Sản Phụ Khoa

- 16/05/2018

132343 gioi tinh em be 2 300x200

Trong lần siêu âm này bạn đã có thể biết được kích thước của em bé cũng như nghe được tim thai rồi đấy! Có bầu, nên đi khám như thế nào là hợp lý? Khám thai theo quy trình khám thai định kỳ thế nào để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi?

Sản Phụ Khoa

- 15/05/2018

Lich kham thai 1

Có rất nhiều các vấn đề khiến mẹ bầu băn khoăn khi mang thai lần đầu như mong muốn được biết rõ tình hình sức khỏe và thể trạng của thai nhi. Siêu âm thai vào những thời điểm nào phù hợp là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.

Sản Phụ Khoa

- 07/05/2018

3

Khám phụ khoa định kỳ, sẽ giúp ngăn ngừa và phát hiện các loại bệnh cũng như viêm nhiễm ở giai đoạn đầu, giúp điều trị tốt hơn. Vậy với chị em, khi nào cần đi khám phụ khoa chị em có nắm?

Sản Phụ Khoa

- 07/05/2018

Thoi diem tot nhat de di kham phu khoa

Khám phụ khoa là kiểm tra âm đạo người phụ nữ để xác định kích thước vị trí của các bộ phận chính trong âm đạo như cổ tử cung buồng trứng để phát hiện những virus gây viêm nhiễm, các bệnh lây đường tình dục, u xơ, ung thư cổ tử cung… Vậy khám phụ khoa là như thế nào?

Sản Phụ Khoa

- 07/05/2018