Lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu CẦN CHÚ Ý

Tác giả: Đỗ thanh Phúc. Ngày đăng: 17-05-2018

Một số bà mẹ sau khi biết mình có thai cần ghi nhớ lịch khám thai đều đặn để ổn định đảm bảo sức khỏe của cả hai mẹ con. Việc lơ là không đi khám thai sớm hoặc đi khám không đúng hẹn và thường xuyên có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc như sẩy thai sớm, thai lưu do bất thường ở tử cung hay do gien di truyền,...

Để tránh tình trạng trên, các bà mẹ nên đi khám thai sớm và đều đặn cũng như tiêm phòng đầy đủ để biết thai kì phát triển khỏe mạnh hay không để can thiệp kịp thời và bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và em bé.

Cho đến nay, khoa học đã xếp các vacxin đối với người có thai thành ba nhóm để xếp vào lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu:

  • Nhóm 1:

bao gồm những vacxin hoàn toàn vô hại đối với thai, ngược lại còn tác dụng bảo vệ thai sau khi đẻ ra trong vài tháng đầu tiên nhờ chất kháng thể của mẹ có được sau khi tiêm chủng đã chuyển sang con qua hàng rào rau thai. Đó là các vacxin phòng uốn ván, vacxin chống viêm gan virút B, vacxin phòng bại liệt bào chế từ những virut đã bất hoạt, vacxin phòng cúm .

  • Nhóm 2:

là những vacxin có thể tiêm chủng trong một số hoàn cảnh như vacxin phòng bệnh tả (khi có dịch ở khu vực người mẹ sống), vacxin phòng bệnh dại (khi bà mẹ bị chó dại cắn hoặc chó nghi ngờ bị dại cắn), vacxin chống bệnh sốt vàng.

  • Nhóm 3:

là các vacxin không được dùng cho các bà mẹ đang có thai, bao gồm vacxin phòng bạI liệt uống (chế bằng vi rút giảm độc lực) của Sabin, vacxin chống bệnh ho gà, bạch hầu, thương hàn, sởi, quai bị và lao (BCG).

 

Lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu

lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầulịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu​

Lần 1: Tuần thứ 5 trong lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu

  • Siêu âm 2D (kiểm tra túi phôi trong buồng tử cung)
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

 

Lần 2: Tuần thứ 8 trong lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu

  • Siêu âm 2D (kiểm tra tim thai)
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

 

Lần 3: Tuần thứ 12 trong lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu

  • Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống (tiêm) thuốc nội tiết (nếu cần)

 

Lần 4: Tuần thứ 16 trong lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu

  • Siêu âm 2D
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Xét nghiệm máu (Tripple test)
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống canxi, sắt và magie B6
  • Uống (tiêm) nội tiết (nếu cần)

 

Lần 5: Tuần thứ 20 trong lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu

  • Siêu âm 2D
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
  • Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

 

Lần 6: Tuần thứ 22 trong lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu

  • Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
  • Kiểm tra thai máy (3 lần / ngày)

 

Lần 7: Tuần thứ 26 trong lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu

  • Siêu âm 2D
  • Khám thai, kiểm tra nội tiết
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng
  • Uống thuốc canxi, sắt, magie B6
  • Kiểm tra thai máy (3 lần/ ngày)

 

Lần 8: Tuần thứ 30 trong lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu

  • Xét nghiệm máu, thử tiểu
  • Làm thủ tục đăng ký đẻ
  • Tiêm phòng uốn ván (AT1)
  • Khám thai, siêu âm 2D
  • Uống vi chất dinh dưỡng
  • Uống canxi, sắt
  • Bắt đầu ăn nhạt cho đến khi sinh

 

Lần 9: Tuần thứ 32 trong lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu

  • Siêu âm 4D (kiểm tra hình thái thai nhi)
  • Khám thai
  • Thử tiểu
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

 

Lần 10: Tuần thứ 34 trong lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Tiêm phòng uốn ván (AT2)
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

 

Lần 11: Tuần thứ 36 trong lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

 

Lần 12: Tuần thứ 38 trong lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

 

Lần 13: Tuần thứ 39 trong lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

 

Lần 14: Tuần thứ 40 trong lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu

  • Khám thai, thử tiểu, siêu âm
  • Uống thuốc vi chất dinh dưỡng, canxi, sắt

 

Trong lịch khám thai và tiên phòng cho bà bầu, mẹ cần tiêm phòng những bệnh gì?

Trong lịch khám thai và tiên phòng cho bà bầu, mẹ cần tiêm phòng những bệnh gì?

Trong lịch khám thai và tiên phòng cho bà bầu, mẹ cần tiêm phòng những bệnh gì?

Rubella

Đây là bệnh lành tính, khỏi trong thời gian ngắn và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sảy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm Rubella. Ngay cả người khỏe mạnh nhất cũng không nên thờ ơ với bệnh này.

Trước khi tiêm phòng Rubella, bạn cần nhớ chính xác xem mình đã tiêm chủng bao giờ chưa, có thể làm xét nghiệm và cần sự tư vấn của bác sỹ.

 

Viêm gan B

Ở Việt Nam, rất nhiều người bị nhiễm virus viêm gan B. Trước khi có bầu, bạn cũng nên làm xét nghiệm và tiêm phòng viêm gan B. Vì bệnh này rất dễ tới bệnh ung thư gan.

 

Thủy đậu

Thủy đậu có thể gây sốt và vùng da nổi ban ngứa ngáy. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.

Trước khi chuẩn bị có bầu, bạn cũng nên tiêm phòng bệnh thủy đậu và ít nhất sau 2 tháng mới nên có em bé.

 

Uốn ván

Mẹ có thể tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai hoặc trong lúc mang thai mà hoàn toàn vô hại với em bé.

Uốn ván là một chứng bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây cứng cơ và mất nhận thức. Vi khuẩn gây uốn ván có thể được tìm thấy trong đất hay chất thải của động vật. Chúng sẽ xâm nhập vào mạch máu qua vết thương hở trên da; vì thế, thai phụ cần đi khám ngay khi có vết thương sâu hoặc vết thương nhiễm bẩn. Chứng uốn ván có thể gây nên tình trạng thai chết lưu.

Lịch tiêm vacxin uốn ván cho phụ nữ

Mũi 1: Càng sớm càng tốt khi có thai lần đầu hoặc nữ 15-35 tuổi ở vùng có nguy cơ cao. Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau mũi 1. Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau mũi 2 hoặc trong kỳ có thai sau. Mũi 4: Ít nhất 1 năm sau mũi 3 hoặc trong kỳ có thai sau. Mũi 5: Ít nhất 1 năm sau mũi 4 hoặc trong kỳ có thai sau. Không có khoảng cách tối đa giữa các mũi tiêm uốn ván.

 

Tiêm phòng cúm

Bạn cũng nên tiêm phòng cúm trước khi có ý định mang bầu để phòng tránh những bị hắt hơi, sổ mũi, cúm trong thời gian mang thai. Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, bà bầu nên tiêm phòng cúm trong mùa cúm, từ tháng 11 đến tháng 3. Văcxin phòng cúm được coi là an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Thời điểm tiêm phòng cúm tốt nhất là tháng 10 hoặc tháng 11 - giai đoạn cúm bùng phát mạnh.

Với trường hợp chưa tiêm phòng mà nhiễm cúm, bạn cần đi khám sớm, nghỉ ngơi và uống đủ nước. Hãy đi khám ngay nếu xuất hiện triệu chứng cúm như hắt hơi, ho hay chảy nước mũi, khó thở.

 

Bài viết trên đã giúp các mẹ biết được chi tiết về lịch khám thai và tiêm phòng cho bà bầu cũng như các loại tiêm phòng trong thời gian mang thai. Để giúp các nẹ bầu dễ dàng hơn, hãy đặt lịch để xét nghiệm thai tại các Phòng khám Sản phụ khoa uy tín khác qua Finizz để được hỗ trợ nhanh nhất và tiết kiệm thời gian chờ đợi tại phòng khám nhé.



 

Cùng chuyên mục

22

Siêu âm thai 22 tuần tuổi là một trong ba mốc siêu âm quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Thời điểm này, các mẹ sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi. Vậy kết quả và chỉ số siêu âm thai 22 tuần tuổi nên được hiểu như thế nào?

Sản phụ Khoa

- 19/05/2018

32

Khám thai tuần 32 là một trong những mốc siêu âm quan trọng trong thai kỳ. Vậy tại sao lại nói chỉ số siêu âm thai 32 tuần là quan trọng, và cách đọc chỉ số siêu âm thai 32 tuần như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Sản phụ Khoa

- 19/05/2018

Hoi chung down o thai nhi

Bệnh Down ở trẻ không phải hiếm gặp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Chắc chắn mẹ nào cũng muốn sinh ra một em bé khỏe mạnh và bình thường. Chính vì vậy, mẹ cần hiểu đúng về bệnh và làm đầy đủ xét nghiệm xét nghiệm down cho thai nhi khi mang thai.

Sản phụ Khoa

- 19/05/2018

Avatar

Hiện nay, có khoảng 2-3% trẻ sinh ra đời mang các dị tật bẩm sinh. Để giảm thiểu tỉ lệ này mẹ bầu cần phải đi khám thai định kỳ, thực hiện các hoạt động sàng lọc và xét nghiệm dị tật thai nhi khi mang thai. Vậy, quy trình xét nghiệm dị tật thai nhi như thế nào?

Sản phụ Khoa

- 19/05/2018

Image  5   1

Một số bà mẹ sau khi biết mình có thai cần ghi nhớ lịch khám thai đều đặn để ổn định đảm bảo sức khỏe của cả hai mẹ con. Việc lơ là không đi khám thai sớm hoặc đi khám không đúng hẹn và thường xuyên có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc như sẩy thai sớm, thai lưu do bất thường ở tử cung hay do g...

Sản phụ Khoa

- 19/05/2018