HIỂU RÕ về sổ khám thai cho mẹ bầu

Tác giả: Thu Thao Vũ. Ngày đăng: 24-05-2018

Bầu nên chắc chắn mang theo sổ khám thai khi đi khám vì dựa trên thông tin bạn trong sổ, bác sĩ mới có thể nhìn tổng quan hơn về sức khỏe nói chung của bạn. Từ đó, đưa ra những lời khuyên và tư vấn thích hợp cho thai kỳ.

Nội dung cơ bản của mẫu sổ khám thai như sau

Sổ A3/YTCS

 

SỔ KHÁM THAI

TT

Họ và tên

Ngày khám thai

Tuổi

Thẻ BHYT

Địa chỉ

Nghề nghiệp

Dân tộc

Tiền sử sức khỏe và sinh đẻ

Ngày kinh cuối cùng

Tuần thai

Dự kiến ngày sinh

Lần có thai thứ mấy

 

Trọng lượng mẹ

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

SỔ KHÁM THAI (tiếp theo)

Phần khám mẹ

Tiên lượng đẻ

Số mũi UV đã tiêm

Uống viên sắt/

folic

Phầm khám thai

Người khám

Ghi chú

Chiều cao mẹ

Huyết áp

Chiều cao Tử cung

Vòng bụng

Khung chậu

Thiếu máu

Protein niệu

Xét nghiệm HIV

Xét nghiệm khác

Tim thai

Ngôi thai

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mục đích của sổ khám thai

  • Sổ Khám thai dùng để ghi chép hoạt động chăm sóc bà mẹ trước sinh theo dõi, quản lý thai và động viên, nhắc nhở các bà mẹ khám thai đầy đủ và đúng thời kỳ, nhằm phát hiện sớm các nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và thai nhi để có biện pháp can thiệp kịp thời làm giảm tử vong mẹ và sơ sinh.
  • Sổ Khám thai còn là nguồn số liệu để tổng hợp báo cáo và tính toán các chỉ số về chăm sóc SKSS như: Tỷ lệ vị thành niên có thai, tỷ lệ quản lý thai, tỷ lệ phụ nữ được khám thai 3 lần và ít nhất 4 lần trong 3 thời kỳ v.v...
  • Trách nhiệm ghi sổ khám thai:

Sổ đặt tại TYT và các cơ sở y tế tương đương tuyến xã hoặc cụm xã, nhà hộ sinh, phòng khám, khoa sản bệnh viện và các cơ sở y tế khác có thăm khám và quản lý thai sản. Nhân viên y tế mỗi khi cung cấp dịch vụ thăm khám có trách nhiệm ghi chép đầy đủ các thông tin đã quy định trong sổ khám thai. Trưởng TYT xã, trưởng khoa sản chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra chất lượng ghi chép.

mục đích của sổ khám thaimục đích của sổ khám thai​

Lưu ý: Sổ khám thai dùng để ghi chép các trường hợp khám tại CSYT và các trường hợp CSYT đến khám tại nhà.

 

Phương pháp ghi sổ khám thai

1- Khái niệm lần khám thai trong sổ khám thai:

Lần khám thai là những lần đến khám vì lý do thai sản, không tính những lần đến khám khi đã chuyển dạ hoặc khám bệnh thông thường khác.

2- Cách ghi chép trong sổ khám thai

cách ghi chép trong sổ khám thaicách ghi chép trong sổ khám thai​

 

Sổ khám thai có 30 cột:

  • Cột 1 (số thứ tự): Ghi theo số thứ tự từng phụ nữ có thai đến khám. Mỗi phụ nữ có thai ghi cách nhau 5-8 dòng để ghi chép cho các lần khám sau.
  • Cột 2 (họ và tên): Ghi rõ họ tên của người phụ nữ đến khám thai
  • Cột 3 (ngày khám thai): Ghi rõ ngày tháng phụ nữ có thai đến khám
  • Cột 4 (tuổi): Ghi tuổi của phụ nữ đến khám thai
  • Cột 5 (thẻ BHYT): Ghi số thẻ BHYT (nếu có)
  • Cột 6 (địa chỉ): Ghi địa chỉ của phụ nữ có thai.
  • Cột 7 (nghề nghiệp): Ghi nghề nghiệp chính của phụ nữ có thai.
  • Cột 8 (dân tộc): Ghi phụ nữ có thai thuộc dân tộc gì.
  • Cột 9 (tiền sử sức khỏe và sinh đẻ): Ghi rõ tình trạng sức khỏe, đặc biệt các bệnh có nguy cơ đến sức khỏe sản phụ và sinh đẻ như bệnh tim, huyết áp, đái đường...., tình trạng sinh đẻ bao gồm: sẩy thai, mổ đẻ, fóc xép/giác hút, các tai biến sản khoa lần trước nếu có, ...
  • Cột 10 (ngày kinh cuối cùng): Ghi ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng để dự báo ngày sinh.
  • Cột 11 (tuần thai): Ghi số tuần thai (tuần thai được tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng đến ngày khám thai).
  • Cột 12 (dự kiến ngày sinh): Ghi ngày dự kiến sinh (bằng ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng cộng thêm 9 tháng 10 ngày).
  • Cột 13 (lần có thai thứ mấy): Ghi rõ đây là lần có thai thứ mấy, kể cả lần này và các lần đẻ, phá thai, sảy thai trước đây.
  • Cột 14-19: Ghi kết quả khám mẹ như: Trọng lượng mẹ (tính theo kg); Chiều cao mẹ (cm); Huyết áp; Chiều cao tử cung; Khung chậu.
  • Cột 20 (thiếu máu): Nếu có thử máu mà phát hiện là thiếu máu thì đánh dấu x và không thiếu máu thì ghi 0 và nếu không thử thì bỏ trống.
  • Cột 21 (protein niệu): Ghi tương tự như cột 20, nếu SP được thử nước tiểu mà có protein niệu thì đánh dấu (+); không có thì ghi (-), nếu không thử nước tiểu thì bỏ trống.
  • Cột 22 (xét nghiệm HIV); Đánh dấu “x" nếu có xét nghiệm sàng lọc HIV của lần có thai này và nếu không xét nghiệm thì bỏ trống.
  • Cột 23 (xét nghiệm khác): Ghi cụ thể tên xét nghiệm khác như viêm gan B, giang mai v.v...
  • Cột 24 (tiên lượng): Ghi cụ thể tiên lượng cuộc đẻ như đẻ thường hoặc đẻ có nguy cơ.
  • Cột 25 (số mũi UV): Ghi số mũi UV đã tiêm đến lần khám thai này bằng cách hỏi sản phụ hoặc tra lại sổ tiêm phòng UV cho phụ nữ (A2.3/YTCS)
  • Cột 26 (uống viên sắt/folic): Nếu sản phụ được uống viên sắt (kể cả cho đơn về uống) thì đánh dấu ("x"), nếu không thì bỏ trống.
  • Cột 27-28 (phần khám thai): Ghi rõ thông tin về tim thai và ngôi thai.
  • Cột 29 (người khám): Ghi trình độ chuyên môn và tên người thực hiện.
  • Cột 30 (ghi chú): Ghi “Chuyển tuyến” nếu thai phụ đó có nguy cơ cần chuyển tuyến hay các thông tin khác không có ở các cột mục trên để thuận tiện cho việc theo dõi.

 

Hi vọng với những thông tin Finizz cung cấp, các mẹ bầu sẽ hiểu rõ hơn về sổ khám thai. Khi đi khám hãy nhớ luôn mang theo sổ khám thai nhé.

Đặt lịch để xét nghiệm thai tại các Phòng khám Sản phụ khoa uy tín khác qua Finizz.com để được hỗ trợ nhanh nhất và tiết kiệm thời gian chờ đợi tại phòng khám nhé các mẹ bầu.

 

Cùng chuyên mục

Image  1

Vậy là mẹ bầu đã đi được hơn 2/3 chặng đường mang thai hạnh phục và muôn vàn khó khăn. Thời điểm siêu âm thai tuần 28, các mẹ vẫn phải đối mặt với chứng ợ nóng, táo bón, chuột rút, đau lưng,… Còn bé yêu thì đang dần hoàn thiện về bộ não, hệ xương, các cơ quan chức năng tim, phổi. Vậy các mẹ bầu c...

Sản phụ Khoa

- 31/05/2018

Image

Mặc dù là một mốc khám thai không bắt buộc, nhưng thời điểm thai được 16 - 18 tuần sẽ là lúc thích hợp để mẹ bầu tầm soát nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể ở thai nhi, trong đó bao gồm việc thực hiện xét nghiệm máu triple test.Vậy những ai cần và không cần đi xét nghiệm thai 16 tuần, khám thai mốc...

Sản phụ Khoa

- 31/05/2018

Image  7

Không chỉ giúp mẹ bầu hiểu rõ về sức khỏe hiện tại của mình và sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi, các xét nghiệm ở giai đoạn này còn giúp chẩn đoán nguy cơ mắc hội chứng Down. Còn điều gì mẹ bầu cần biết? Xét nghiệm thai tuần 12 cần làm những gì? Cùng Finizz điểm danh thử các mẹ bầu nhé!

Sản phụ Khoa

- 31/05/2018

Image

Từ trước đến nay, việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe toàn diện của phụ nữ luôn là một nhiệm vụ quan trọng của ngành Y tế. Hiện nay, với những nhận thức tốt hơn về vấn đề sinh sản, mặt khác những những yếu tố "đe dọa" đến sức khỏe sinh sản của chị em ngày càng nhiều. Chính vì vậy, k...

Sản phụ Khoa

- 31/05/2018

Image  10

Mang thai cần có một kế hoạch chăm sóc cũng như nghỉ ngơi hợp lý để thai nhi luôn khỏe mạnh. Để thực hiện được điều này thì mẹ cần phải biết rõ mình mang thai từ khi nào bằng cách theo dõi sự thay đổi của bản thân hoặc thử thai tại nhà, trong đó có phương pháp thử máu xét nghiệm thai sớm cho kết ...

Sản phụ Khoa

- 24/05/2018