Khám thai tuần 36 CẦN CHÚ Ý những gì?

Tác giả: Hoàng Đặng. Ngày đăng: 14-06-2018

Kể từ tuần 36 trở đi, mẹ bầu cần khám thai mỗi tuần một lần để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và em bé, đồng thời có sự chuẩn bị và hành động kịp thời khi có dấu hiệu trở dạ. Thai nhi ở tuần 36 phát triển như thế nào, khám thai tuần 36 để làm gì, khám thai tuần 36 mẹ bầu cần phải lưu ý những gì? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.

Sự phát triển của thai nhi khi khám thai tuần 36

Khi khám thai tuần 36, em bé nặng khoảng 2,6 kg, dài khoảng 47 cm. Lúc này, bé đã hình thành và phát triển hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể, bé có thể cử động các khớp tay, chân linh hoạt, tóc mọc dài, móng tay phát triển nhanh,...

Đặc biệt, ở thời điểm khám thai tuần 36 này, bã nhờn kết hợp với dịch ối tạo thành phân của thai nhi. Phân và nước tiểu của thai nhi sẽ được thải ra nước ối và bài tiết ra ngoài. Có nhiều trường hợp, lượng chất thải này không được bài tiết hoàn toàn mà còn tồn dư lại trong nước ối, rất dễ dẫn đến nhiễm khuẩn nước ối và nguy hiểm cho thai nhi.

Khám thai tuần 36 cho bác sĩ biết được sự phát tiển của mẹ bầu

Tại khám thai tuần 36, cơ thể mẹ bầu cũng trở nên nặng nề mà mệt mỏi hơn. Các hiện tượng như đau vùng xương chậu, đau lưng, nhức mỏi cơ thể sẽ dần tăng lên. Mẹ cũng bắt đầu cảm nhận những cơn co  tử cung rõ rệt hơn. Tuy nhiên, nếu cơn co chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và không đau thì bạn không cần phải lo lắng.

Khám thai tuần 36 để làm gì?

Tuần 36 trong bụng mẹ, thai nhi đã phát triển toàn diện cả về hình hài cũng như trí não. Khám thai tuần 36 là công việc quan trọng giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng cân nặng và sự phát triển của thai nhi trong tháng cuối, từ đó  tư vấn cho thai phụ nên sinh mổ hay sinh thường.

Cân nặng của thai nhi ở khám thai tuần 36 thường gần bằng trọng lượng em bé khi sinh ra, vì vậy khám thai tuần 36 còn giúp bác sĩ chẩn đoán cân nặng của em bé lúc chào đời.

Khám thai tuần 36 khám những gì?

Tại mốc khám thai tuần 36, mẹ bầu sẽ được bác sĩ tiến hành khám tổng quát, đo huyết áp, thử nước tiểu, xét nghiệm máu, đo chiều cao tử cung, chu vi vòng bụng, nghe nhịp tim thai, kiểm tra trọng lượng và chiều dài của  thai nhi cùng các dấu hiệu bất thường khác.

Ngoài đo tim thai, khám thai tuần 36 sản phụ sẽ được siêu âm màu theo dõi dopper động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra ngôi thai, nước ối, dây rốn, biến chứng thai nghén,...

Khám thai tuần 36 khám những gì?

Khám thai tuần 36 khám những gì?

Thai nhi ở khám thai tuần 36 đã phát triển to và đầy đủ các bộ phận, vì vậy tử cung trở nên chật chội hơn. Do đó ngôi của thai nhi trong tuần này gần như giữ nguyên cho tới lúc sinh ra. Khám thai tuần 36, bác sĩ còn tiến hành xác định ngôi thai, từ đó tư vấn phương pháp sinh phù hợp.

Trong khi khám thai tuần 36, mẹ bầu cũng đừng nên làm các thủ tục cần thiết để đăng kí hồ sơ sinh cho bé. Bước này dù không tốn nhiều thời gian nhưng lại giúp mẹ có thể chuẩn bị tốt nhất cho cuộc vượt cạn của mình.

Khám thai tuần 36, các mẹ sẽ được bác sĩ kiểm tra cửa mình, thành bụng và cổ tử cung. Đa số các dặn dò mà bác sĩ đưa ra ở giai đoạn này là: khi cổ tử cung bắt đầu mở 1-3 phân, cùng triệu chứng ra huyết hồng, rỉ ối, vỡ ối thì cần nhập viện ngay lập tức.

 

 

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ đến các mẹ bầu về những thông tin liên quan đến khám thai tuần 36. Hi vọng với những gì Finizz cung cấp có thể giúp chị em hiểu rõ hơn về các chỉ số cũng như thay đổi trong khám thai tuần 36 để đảm bảo có sự chuẩn bị tốt cho thai nhi. Nếu các chị em còn có những thắc mắc khác cần được giải đáp về vấn đề khám thai tuần 36 này thì đừng ngại ngần để lại những câu hỏi để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể và miễn phí.

Đặt lịch để xét nghiệm thai tại các Phòng khám Sản phụ khoa uy tín khác qua Finizz.com để được hỗ trợ nhanh nhất và tiết kiệm thời gian chờ đợi tại phòng khám nhé các mẹ bầu.

 

Cùng chuyên mục

22

Siêu âm thai 22 tuần tuổi là một trong ba mốc siêu âm quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Thời điểm này, các mẹ sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi. Vậy kết quả và chỉ số siêu âm thai 22 tuần tuổi nên được hiểu như thế nào?

Sản phụ Khoa

- 19/05/2018

32

Khám thai tuần 32 là một trong những mốc siêu âm quan trọng trong thai kỳ. Vậy tại sao lại nói chỉ số siêu âm thai 32 tuần là quan trọng, và cách đọc chỉ số siêu âm thai 32 tuần như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Sản phụ Khoa

- 19/05/2018

Hoi chung down o thai nhi

Bệnh Down ở trẻ không phải hiếm gặp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Chắc chắn mẹ nào cũng muốn sinh ra một em bé khỏe mạnh và bình thường. Chính vì vậy, mẹ cần hiểu đúng về bệnh và làm đầy đủ xét nghiệm xét nghiệm down cho thai nhi khi mang thai.

Sản phụ Khoa

- 19/05/2018

Avatar

Hiện nay, có khoảng 2-3% trẻ sinh ra đời mang các dị tật bẩm sinh. Để giảm thiểu tỉ lệ này mẹ bầu cần phải đi khám thai định kỳ, thực hiện các hoạt động sàng lọc và xét nghiệm dị tật thai nhi khi mang thai. Vậy, quy trình xét nghiệm dị tật thai nhi như thế nào?

Sản phụ Khoa

- 19/05/2018

Image  5   1

Một số bà mẹ sau khi biết mình có thai cần ghi nhớ lịch khám thai đều đặn để ổn định đảm bảo sức khỏe của cả hai mẹ con. Việc lơ là không đi khám thai sớm hoặc đi khám không đúng hẹn và thường xuyên có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc như sẩy thai sớm, thai lưu do bất thường ở tử cung hay do g...

Sản phụ Khoa

- 19/05/2018