Lịch khám thai định kỳ mẹ bầu CẦN NẮM

Tác giả: Võ Thùy Vân. Ngày đăng: 15-06-2018

Khi mang bầu, bà mẹ nào cũng mong muốn thai kỳ diễn ra suôn sẻ, con chào đời an toàn, mạnh khỏe. Để theo dõi hành trình phát triển của bé qua từng tháng mang thai, mẹ nào cũng phải nhớ khám thai và siêu âm đầy đủ, đúng lịch khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.

Lịch khám thai định kỳ với các mốc khám thai quan trọng

Lần đầu trong lịch khám thai định kỳ: 6 – 8 tuần

Thông thường, bạn sẽ đến phòng khám sản khoa trong khoảng thời gian từ 6 – 8 tuần đầu tiên trong lịch khám thai định kỳ, hoặc khi bạn đã mất kinh được từ 2 – 4 tuần. Trong lần thăm khám đầu tiên của lịch khám thai định kỳ này, bác sĩ sẽ tìm hiểu chi tiết về tình trạng sức khỏe chung của bà mẹ, các thói quen có thể ảnh hưởng đến thai kỳ, cả chi tiết về những lần sinh và thụ thai trước đó, các vấn đề về sinh sản mà bạn từng gặp phải. Bà bầu cũng sẽ được đo tử cung để làm cơ sở theo dõi tình trạng phát triển của bào thai. Đây cũng là thời điểm bác sĩ đưa ra dự báo về ngày sinh của bạn.

 

Lần đầu trong lịch khám thai định kỳ: 6 – 8 tuầnLần đầu trong lịch khám thai định kỳ: 6 – 8 tuần

Lần khám thai thứ hai trong lịch khám thai định kỳ: 11 – 14 tuần

Là thời điểm duy nhất có thể đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán 1 số bất thường nhiễm sắc thể nguy hiểm gây nên các căn bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành v.v… Nếu chỉ số này cao, bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ chọc dò nước ối vào tuần thứ 17 – 18 trong lịch khám thai định kỳ của thai kỳ để chuẩn đoán bệnh. Siêu âm giai đoạn này trong lịch khám thai định kỳ cũng giúp phát hiện 1 số dị tật khác như thai vô sọ, khe hở thành bụng, không xương mũi …Ngoài ra, thai phụ còn được chỉ định làm xét nghiệm Doule Test trong lịch khám thai định kỳ để tầm soát thêm các bất thường bẩm sinh khác của bào thai.

 

Lần khám thai thứ 3 trong lịch khám thai định kỳ: 22 – 23 tuần

 

Lần khám thai thứ 3 trong lịch khám thai định kỳ: 22 – 23 tuần

Lần khám thai thứ 3 trong lịch khám thai định kỳ: 22 – 23 tuần

Mọi đình chỉ thai nghén thường được chỉ định thực hiện trước tuần thứ 28 trong lịch khám thai định kỳ của thai kỳ, do đó mà mốc khám thai này đóng vai trò quan trọng trong việc tầm soát lại các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Đây là thời điểm mà các bất thường về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng v.v… được phát hiện qua siêu âm và bác sĩ sẽ tư vấn hướng can thiệp thích hợp nhất cho thai phụ nếu chẳng may phát hiện các dị tật bẩm sinh ở bé.

 

Lần khám thai thứ 4 trong lịch khám thai định kỳ: 31 – 32 tuần

Tại thời điểm này trong lịch khám thai định kỳ, thai phụ được siêu âm để phát hiện 1 số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất..., nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung – 1 trong những nguyên nhân gây suy thai va ngạt sau sinh v.v … Đồng thời, các xét nghiệm công thức máu, thử nước tiểu cũng được tiếp tục chỉ định ở giai đoạn này.

 

Lần khám thai thứ 5 trong lịch khám thai định kỳ: 35 – 36 tuần

 

Lần khám thai thứ 5 trong lịch khám thai định kỳ: 35 – 36 tuầnLần khám thai thứ 5 trong lịch khám thai định kỳ: 35 – 36 tuần​

Tại thời điểm này của lịch khám thai định kỳ, siêu âm màu sẽ được thực hiện nhằm theo dõi Doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn …Thai nhi được đo tim thai và chuyển động thai. Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng của bé lúc sinh và sẽ có các tư vấn về dinh dưỡng kịp thời nếu trọng lượng thai nhi không đáp ứng đủ cân nặng chuẩn tại thời điểm tương ứng.

 

Xét nghiệm đặc biệt mẹ cần biết trong lịch khám thai định kỳ

Để kiểm tra sức khỏe của mẹ, tình trạng phát triển thai nhi, bao gồm cả chuẩn đoán về những biến chứng và bất toàn ở bào thai, trong lịch khám thai định kỳ có thể mẹ bầu sẽ được chỉ định làm một số xét nghiệm đặc biệt. Dù hầu hết mẹ bầu đều rất căng thẳng khi không may nằm trong nhóm nguy cơ phải làm các xét nghiệm này, nhưng nên biết rằng, đây là cách hiệu quả giúp bác sĩ dự liệu các tình huống có thể xảy ra, từ đó can thiệp cần thiết và tốt nhất cho lịch khám thai định kỳ của bạn.

 

Xét nghiệm tầm soát - lịch khám thai định kỳ

Đây là những xét nghiệm dùng để tầm soát những khả năng khác nhau về dị tật thai nhi. Nếu xét nghiệm chỉ ra nguy cơ cao thì người mẹ phải làm thêm xét nghiệm chẩn đoán để xác định hoặc loại bỏ vấn đề đó trong lịch khám thai định kỳ. Thường bao gồm các xét nghiệm:

  • Siêu âm xuyên gáy. Nhằm đánh giá nguy cơ thai nhi dị tật, như hội chứng Down hay bệnh tim bẩm sinh, được thực hiện vào giai đoạn từ 11 – 14 tuần tuổi của lịch khám thai định kỳ.
  • Tầm soát huyết thanh. Một mẫu máu của thai phụ được lấy ở tuần thứ 16 của lịch khám thai định kỳ để đo mức độ trong huyết thanh của 3 chất estriol, hCG, AFP. Kết quả được đánh giá liên quan đến tuổi của mẹ để xem thai nhi có bị hội chứng Down hay không. Nếu nguy cơ cao người mẹ sẽ phải chọc dò ối để xác định chẩn đoán trong lịch khám thai định kỳ.
  • Xét nghiệm AFP. Xét nghiệm này được thực hiện căn cứ vào hàm lượng alpha-fetoprotein trong máu thai phụ để chẩn đoán các dị tật thai nhi như nứt đốt sống, não úng thủy, hội chứng Down v.v…

 

Xét nghiệm chẩn đoán - lịch khám thai định kỳ

Được dùng để xác nhận dị tật thai nhi sau khi những xét nghiệm tầm soát và siêu âm trong lịch khám thai định kỳ đã kết luận thai phụ thuộc nhóm nguy cơ cao. Xét nghiệm chẩn đoán chính gồm chọc dò ối và lấy mẫu màng nhau (CVS).

  • Chọc dò ối: Do nước ối chứa nhiều tế bào từ da và những cơ quan khác của bé nên có thể dùng để chuẩn đoán bệnh của bé trong lịch khám thai định kỳ bằng cách lấy 1 ít nước từ tử cung ra để thử. Xét nghiệm này thường được chỉ định với mẹ bầu trên 37 tuổi, hoặc sau xét nghiệm tầm soát huyết thanh, hay sau khi siêu âm vùng gáy cho thấy có nguy cơ nào đó.
  • Lấy mẫu màng nhau (CVS). Xét nghiệm này thường được chỉ định với những mẹ bầu có thai nhi bị nghi mang hội chứng Down, hay có những bất thường về huyết sắc tố, bệnh hồng cầu liềm, bất thường chuyển hóa, bất thường gen như xơ nang, bệnh ưa chảy máu, teo cơ, chứng co giật Huntington do khiếm khuyết ở hệ thần kinh trung ương v.v…

 

Xét nghiệm cần chú ý trong lịch khám thai định kỳXét nghiệm cần chú ý trong lịch khám thai định kỳ

Ngoài ra còn có các xét nghiệm chẩn đoán khác như chọc dò cuống rốn dùng để phát hiện tình trạng thiếu máu ở thai nhi, tình trạng nhiễm trùng mang bệnh sởi, toxoplasma, mụn rộp, thai chậm phát triển v.v…, siêu âm màu được thực hiện khi thai nhi trong có vẻ nhỏ hơn tuổi thai hay không phát triển nhanh như bình thường theo lịch khám thai định kỳ.

 

Tóm lại, bằng việc tuân thủ chặt chẽ lịch khám thai định kỳ, cũng như có những can thiệp chuyên khoa kịp thời khi thai kỳ phát sinh vấn đề, quá trình mang thai và sinh nở của chị em cũng sẽ an toàn hơn. Hiểu biết và chủ động đối phó rủi ro sẽ giúp mẹ bầu và các y bác sĩ cùng duy trì 1 thai kỳ khỏe mạnh, từ đó an tâm chào đón bé yêu sau 40 tuần thai nghén đầy vất vả. Đặt lịch khám thai định kỳ tại các Phòng khám Sản phụ khoa uy tín khác qua Finizz để được hỗ trợ nhanh nhất và tiết kiệm thời gian chờ đợi tại phòng khám nhé các mẹ bầu.

Cùng chuyên mục

Image  1

Vậy là mẹ bầu đã đi được hơn 2/3 chặng đường mang thai hạnh phục và muôn vàn khó khăn. Thời điểm siêu âm thai tuần 28, các mẹ vẫn phải đối mặt với chứng ợ nóng, táo bón, chuột rút, đau lưng,… Còn bé yêu thì đang dần hoàn thiện về bộ não, hệ xương, các cơ quan chức năng tim, phổi. Vậy các mẹ bầu c...

Sản phụ Khoa

- 31/05/2018

Image

Mặc dù là một mốc khám thai không bắt buộc, nhưng thời điểm thai được 16 - 18 tuần sẽ là lúc thích hợp để mẹ bầu tầm soát nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể ở thai nhi, trong đó bao gồm việc thực hiện xét nghiệm máu triple test.Vậy những ai cần và không cần đi xét nghiệm thai 16 tuần, khám thai mốc...

Sản phụ Khoa

- 31/05/2018

Image  7

Không chỉ giúp mẹ bầu hiểu rõ về sức khỏe hiện tại của mình và sự phát triển của thai nhi 12 tuần tuổi, các xét nghiệm ở giai đoạn này còn giúp chẩn đoán nguy cơ mắc hội chứng Down. Còn điều gì mẹ bầu cần biết? Xét nghiệm thai tuần 12 cần làm những gì? Cùng Finizz điểm danh thử các mẹ bầu nhé!

Sản phụ Khoa

- 31/05/2018

Image

Từ trước đến nay, việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe toàn diện của phụ nữ luôn là một nhiệm vụ quan trọng của ngành Y tế. Hiện nay, với những nhận thức tốt hơn về vấn đề sinh sản, mặt khác những những yếu tố "đe dọa" đến sức khỏe sinh sản của chị em ngày càng nhiều. Chính vì vậy, k...

Sản phụ Khoa

- 31/05/2018

Image  10

Mang thai cần có một kế hoạch chăm sóc cũng như nghỉ ngơi hợp lý để thai nhi luôn khỏe mạnh. Để thực hiện được điều này thì mẹ cần phải biết rõ mình mang thai từ khi nào bằng cách theo dõi sự thay đổi của bản thân hoặc thử thai tại nhà, trong đó có phương pháp thử máu xét nghiệm thai sớm cho kết ...

Sản phụ Khoa

- 24/05/2018