Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 2018:
Độ tuổi |
Vacxin cần phải tiêm phòng |
Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh 2018 |
Từ khi trẻ được sinh ra(càng sớm càng tốt)
|
Lao (BCG) |
Mũi 1 Có thể nhắc lại sau 4 năm |
Viêm gan B (Hepatitis B) | Mũi 1 | |
Bại liệt (Poliomyelitis) | Bại liệt sơ sinh | |
1 tháng tuổi
|
Viêm gan B | Mũi 2 |
2 tháng tuổi
|
Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt (Diphtheria, pertussis, tetanus, polio) | Mũi 1 |
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp b | Mũi 1 | |
Viêm gan B |
Mũi 3 (Một năm nhau nhắc lại mũi 4 và 5 ) |
|
3 tháng tuổi
|
Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt | Mũi 2 |
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp b | Mũi 2 | |
4 tháng tuổi
|
Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt |
Mũi 3 (nên nhắc lại khi 4 – 6 tuổi, 10 – 11 tuổi và 16 – 21 tuổi.) |
Viêm màng não mủ, viêm họng, viêm PQ, viêm phổi…do trực khuẩn H.influenza týp b |
Mũi 3 (nhắc lại sau 1 năm) |
|
9 tháng tuổi
|
Vacxin phối hợp sởi, quai bị, rubella (MMR) |
Tiêm 1 mũi (4-6 năm sau tiêm nhắc lại. Khi cần thiết nhắc lại sau 15 tháng) |
Thủy đậu (Varicella) |
Tiêm 1 mũi duy nhất (9 tháng – 12 tuổi) Nếu trên 12 tuổi: tiêm 2 mũi (cách nhau 6 – 8 tuần) |
|
12 tháng tuổi
|
Viêm não Nhật Bản B (Japanese B encephalitis) |
Tiêm 3 mũi (2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần và mũi 3 sau 1 năm) |
15 tháng tuổi
|
Vacxin phối hợp sởi, quai bị, rubella (vacxin MMR) |
Tiêm 1 mũi (nhắc lại sau 4-5 năm) |
18 tháng và người lớn
|
Viêm màng não do não mô cầu (vacxin A+C meningoencephalitis) |
Tiêm 1 mũi (Cứ 3 năm tiêm nhắc lại 1 lần hoặc theo chỉ định khi có dịch) |
24 tháng tuổi và người lớn
|
Viêm gan A (Hepatitis A) = Vacxin Avaxim |
Tiêm 2 mũi Từ 2-15 tuổi: khoảng cách giữa 2 mũi là 6 thángTrên 15 tuổi: khoảng cách giữa 2 mũi là 6-12 tháng |
Viêm phổi, viêm màng não mủ.. do phế cầu khuẩn = vacxin Pneumo 23 | Tiêm 1 mũi(Cứ 5 năm nhắc lại 1 lần) | |
Thương hàn (Typhoid) = vacxin Typhim Vi | Tiêm 1 mũi. Cứ 3 năm nhắc lại 1 lần | |
Từ 36 tháng và người lớn
|
Vacxin Cúm = vacxin VaxigripVacxin được tiêm mỗi năm 01 lần, đặc biệt những người có nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh cúm. Có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú. |
35 tháng tuổi – người lớn 01 liều = 0.5 ml/mỗi năm 06 tháng – 35 tháng tuổi 01 liều = 0.25ml/mỗi năm(trẻ dưới 8 tuổi: chưa mắc cúm hoặc chưa tiêm chủng phải tiêm liều thứ 2 sau 4 tuần) |
Một số triệu chứng khi trẻ tiêm xong
Sau khi tiêm ngừa, cha mẹ cần ở lại theo dõi trẻ trong khoảng 30p.
Hầu như các trẻ sau khi được tiêm xong sẽ có một số triệu chứng mà cha mẹ cần quan sát và chú ý:
- Vết tiêm bị sưng đỏ. Không nên đắp khoai tây, các loại lá vì có thể bị bưng mủ.
- Thường trẻ bị đau sau tiêm nên sẽ có thể bị sốt, quấy khóc. Nếu cho trẻ uống thuốc cần có ý kiến của bác sĩ.
- Trong trường hợp trẻ sốt cao không hạ, co giật hay rét run, sưng hạch thì cần đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị đúng cách.
Lợi ích của việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Nắm rõ lịch tiêm phòng sẽ giúp trẻ được bảo vệ tốt nhất
Tiêm phòng mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, gia đình và cộng đồng:
- Tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất để bảo vệ trẻ không mắc bệnh.
- Bên cạnh đó, tiêm phòng giúp bảo vệ trẻ an toàn khi tiếp xúc với những người chưa được tiêm vacxin.
- Giúp giảm thiểu rủi ro về các biến chứng nếu không may trẻ mắc phải bệnh.
Trên đây là những thông tin về lịch tiêm phòng sởi cho trẻ 2018 cũng như những lưu ý mà các ông bố bà mẹ cần quan tâm khi đưa con đi tiêm phòng. Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Finizz.