Xét nghiệm nhóm máu Rh

Tác giả: Duy Quang Nguyễn. Ngày đăng: 04-09-2016

Xét nghiệm nhóm máu Rh là gì? Xét nghiệm nhóm máu Rh giúp chẩn đoán bệnh gì? Xét nghiệm nhóm máu Rh ở đâu tốt? Xét nghiệm nhóm máu Rh giá bao nhiêu tiền? Rh (Rhesus) là khái niệm chỉ tình trạng protein có trong máu. Có 4 loại máu là A, B, AB và O. Trong đa số trường hợp trên bề mặt các hồng huyết cầu thường có một "chất kết dính" D. Máu người nào có chứa chất D này được gọi là máu có tính Rhesus dương, viết tắt là Rh(+) còn ngược lại không có chất D gọi là máu có tính Rhesus âm Rh(-).

Rh (Rhesus) là khái niệm chỉ tình trạng protein có trong máu. Có 4 loại máu là A, B, AB và O. Trong đa số trường hợp trên bề mặt các hồng huyết cầu thường có một "chất kết dính" D. Máu người nào có chứa chất D này được gọi là máu có tính Rhesus dương, viết tắt là Rh(+) còn ngược lại không có chất D gọi là máu có tính Rhesus âm Rh(-).

Phụ nữ mang thai cần được kiểm tra yếu tố Rh (qua xét nghiệm máu) bởi vì điều này rất quan trọng. Thai phụ sẽ được chăm sóc đặc biệt nếu bản thân âm tính với Rh (Rh-) trong khi người chồng dương tính với Rh (Rh+).

Có 4 trường hợp thường thấy về Rh như sau:

- Người mẹ (Rh+), người bố (Rh+), con (Rh+): bình thường.

- Người mẹ (Rh-), người bố (Rh-), con (Rh-): bình thường.

- Người mẹ (Rh+), người bố (Rh-), con (Rh+ hoặc Rh-): bình thường.

- Người mẹ (Rh-), người bố (Rh+), con (Rh+ hoặc Rh-): cần tiêm miễn dịch globulin.

Trong trường hợp máu của người mẹ (Rh-), máu của người bố Rh(+) và máu thai nhi giống bố cũng là Rh(+) thì việc sinh đẻ lần thứ nhất không có tai nạn gì. Nhưng trong quá trình sinh con, nhất là khi nhau thai bong ra khỏi tử cung, một số hồng huyết cầu Rh(+) của nhau có thể lọt vào mạch máu của mẹ, tạo ra những "chất kết dính" kháng D trong máu mẹ. Tuy vậy cũng chưa có điều gì rắc rối cho tới khi người mẹ mang thai lần thứ 2 và thai nhi lại có máu Rh(+). Máu này truyền sang máu mẹ làm cho lượng "chất kết dính" kháng D tăng lên. Khi máu mẹ đi qua nhau thai vào cơ thể thai nhi, chất này dính vào những hồng huyết cầu làm biến chất và phá vỡ hàng loạt các hồng huyết cầu gây ra bệnh về máu trầm trọng, tác hại nguy hiểm đến gan và lách, kết quả là bé có thể bị mắc bệnh ngay từ trong bụng mẹ hoặc ngay khi vừa chào đời. Muốn cứu thai nhi phải thay máu cho thai khi thai còn trong bụng mẹ hoặc ngay khi mới ra đời.

Hiện nay người ta thường áp dụng biện pháp tiêm phòng chất kháng D vào máu người mẹ trong vòng 72 giờ sau khi sinh lần thứ nhất để chất này kết dính và phá vỡ các hồng huyết cầu Rh(+) do thai nhi truyền qua máu mẹ, giữ cho máu người mẹ hoàn toàn là Rh(-). Việc tiêm phòng này cần thực hiện lại mỗi lần mang thai, sinh đẻ, sảy thai hoặc nạo thai.

Vấn đề Rh(+) hay Rh(-) của máu có tầm quan trọng và ảnh hưởng đến thai nhi như vậy nên các bà mẹ cần phải chú ý. Nếu máu mình là Rh(-) và máu chồng là Rh(+) cần phải nói bác sĩ biết để theo dõi vấn đề này trong suốt quá trình mang thai và sinh con. Khi đứa con đầu tiên chào đời, bác sĩ phải thử máu cho bé. Nếu máu bé là Rh(+), người mẹ cần phải tiêm phòng để tránh gây ra những rắc rối sau nay cho đứa con tiếp theo.

Nếu thai phụ âm tính với Rh (Rh-), thai phụ có thể được tiêm một mũi miễn dịch globulin vào tuần thứ 28 của lần mang thai đầu tiên. Người mẹ sẽ được tiêm thêm một mũi sau khi sinh xong nếu bé mang Rh-. Mũi tiêm sẽ ngăn cản những trục trặc về sức khoẻ của bé khi Rh của mẹ và bé không tương hợp.

Mũi tiêm miễn dịch globulin còn được dùng cho trường hợp khác như chọc dò ối, thai ngoài tử cung hoặc sẩy thai.

Tra cứu khác

Tra cứu liên quan

Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu

Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu là làm gì? Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu dùng để chẩn đoán bệnh gì? Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu giá bao nhiêu tiền? Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu ở đâu uy tín? Đây là xét nghiệm thường sử dụng nhất vì nó có thể trả lời sơ bộ cho bác sĩ lâm sàng biết tình trạng nước tiểu của bệnh nhân, qua đó phản ánh phần nào chức năng đường tiết niệu và chuyển hóa trong cơ thể.

Xét nghiệm nhóm máu Rh

Xét nghiệm nhóm máu Rh là gì? Xét nghiệm nhóm máu Rh giúp chẩn đoán bệnh gì? Xét nghiệm nhóm máu Rh ở đâu tốt? Xét nghiệm nhóm máu Rh giá bao nhiêu tiền? Rh (Rhesus) là khái niệm chỉ tình trạng protein có trong máu. Có 4 loại máu là A, B, AB và O. Trong đa số trường hợp trên bề mặt các hồng huyết cầu thường có một "chất kết dính" D. Máu người nào có chứa chất D này được gọi là máu có tính Rhesus dương, viết tắt là Rh(+) còn ngược lại không có chất D gọi là máu có tính Rhesus âm Rh(-).

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC)

Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC) là xét nghiệm máu được sử dụng để đánh giá sức khỏe tổng thể và phát hiện một loạt các rối loạn, bao gồm nhiễm trùng, thiếu máu và bệnh bạch cầu.

Xét nghiệm gen Hemophilia - Bệnh máu khó đông

Bệnh máu khó đông là gì? Có nguy hiểm không? Chẩn đoán và điều trị như thế nào? Biểu hiện chủ yếu của bệnh là xuất huyết, có thể chảy máu bất kỳ chỗ nào, hay gặp ở mũi, chân răng, cơ, khớp và thường xảy ra sau khi bị va chạm, chấn thương. Dấu hiệu xuất huyết thường thấy là những mảng bầm tím dưới da, tụ máu trong cơ, chảy máu không cầm ở vị trí chấn thương.

Xét nghiệm Beta hCG

Xét nghiệm Beta hCG dùng để chẩn đoán cái gì? Xét nghiệm Beta hCG ở đâu tốt? Xét nghiệm Beta hCG giá bao nhiêu tiền? Xét nghiệm beta hCG được sử dụng để đo nồng độ hormone beta hGC. Đây là loại hormone chỉ được tiết ra khi người phụ nữ mang thai. Xét nghiệm beta hCG cũng được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá một số loại bệnh ung thư.

Xét nghiệm Hba1c - Xét nghiệm tiểu đường

Xét nghiệm Hba1c là gì? Xét nghiệm hba1c để chẩn đoán bệnh gì? Xét nghiệm hba1c ở đâu uy tín? Mục tiêu của điều trị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là giữ cho bệnh nhân có mức đường huyết ổn định nhằm ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Một trong những chỉ số giúp bác sĩ kiểm tra mức độ ổn định đường huyết là HbA1c, tuy nhiên, việc kiểm tra chỉ số này thường bị "rơi rụng" theo quá trình điều trị. Nguyên nhân chính là do bệnh nhân không hiểu đúng tầm quan trọng của chỉ số vàng này trong kiểm soát đường huyết.

Xét nghiệm gen bệnh Thalassemia - Bệnh thiếu máu vỡ hồng cầu

Bệnh Thalassemia là bệnh gì? có nguy hiểm không? chẩn đoán và điều trị như thế nào? Bệnh alpha thalassaemia thường gây thiếu máu nhẹ hơn, mức độ thiếu máu rất thay đổi. Trường hợp nghiêm trọng nhất của bệnh alpha thalassemia là phù nhau thai làm cho thai bị chết lưu trong tử cung hoặc chết sớm sau sinh.

Xét nghiệm Lao phổi

Xét nghiệm Lao phổi gồm những loại xét nghiệm gì? Xét nghiệm Lao phổi ở đâu tốt? Xét nghiệm Lao phổi giá bao nhiêu tiền? Bệnh Lao phổi có những triệu chứng gì? Điều trị bệnh Lao Phổi bằng cách nào? Với mức độ nguy hiểm của bệnh, không chỉ cho bản thân người bệnh mà cho cả xã hội thì việc phát hiện và chẩn đoán bệnh kịp thời là điều rất cần thiết. Dưới đây là những xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định và phân biệt lao phổi với những bệnh lý ở phổi khác.

Xét nghiệm gen bệnh tắc nghẽn mạch máu di truyền

Bệnh tắc nghẽn mạch máu di truyền là gì?, có nguy hiểm không? chẩn đoán và điều trị như thế nào? Bệnh tắc nghẽn mạch máu di truyền là rối loạn di truyền trong con đường đông máu dẫn đến tạo các cục máu đông bất thường. Các nghiên cứu cho thấy bệnh này gây biến chứng mạch máu dẫn đến sẩy thai, thai chết trong tử cung, tiền sản giật và hội chứng HELLP.

Xét nghiệm triple test - Xét nghiệm tầm soát trước sinh

Xét nghiệm tầm soát trước sinh Triple test (tri-pô tét) còn gọi là xét nghiệm bộ ba là loại xét nghiệm tầm soát sử dụng máu mẹ để tìm hiểu nguy cơ một số rối loạn bẩm sinh ở thai. Có ba chất được sử dụng trong xét nghiệm này là AFP, hCG và Estriol. Trong đó AFP (alpha-fetoprotein) là loại protein do thai sản xuất, hCG (human chorionic gonadotropin) là loại nội tiết do nhau sản xuất trong quá trình mang thai và Estriol là loại nội tiết estrogen được cả nhau và thai sản xuất. Đây là loại xét nghiệm không xâm lấn và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến mẹ và thai.

Quy trình xét nghiệm sàng lọc sơ sinh

Quy trình xét nghiệm sơ sinh được thực hiện như thế nào?, Các bé sinh ra đủ 36 giờ tuổi mới được lấy máu để làm xét nghiệm sàng lọc sơ sinh.