Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu. Đường rất cần thiết cho sức khỏe vì nó là nguồn năng lượng quan trọng cho sự hoạt động của các tế bào cơ và các mô, đồng thời cũng là nguồn năng lượng chính cho sự hoạt động của não bộ. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, dù là thể bệnh nào, đều có nghĩa rằng bạn có quá nhiều đường trong máu
Việc phát hiện các dấu hiệu bệnh tiểu đường và điều trị sớm tiểu đường type 2 ( loại 2) có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi nếu không được điều trị, bệnh sẽ có những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là 8 dấu hiệu bệnh tiểu đường type 2 mà bạn không nên bỏ qua.
Dấu hiệu bệnh tiểu đường type 2
Đi tiểu thường xuyên
Đi tiểu thường xuyên hay còn được gọi là đa niệu là một trong những dấu hiệu bệnh tiểu đường. Thường xuyên hoặc đi tiểu nhiều lần là một dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn cao, nó đã xâm nhập cả vào đường tiết niệu. Quả thận của chúng ta không thể hoạt động nhịp nhàng nếu lượng đường trong cơ thể quá cao, nếu hàm lượng glucose trong nước tiểu cao, nó sẽ phải thu hút một lượng nước từ đó khiến người bệnh phải đi tiểu thường xuyên.
Khát nước
Lúc nào cũng cảm thấy khát là một trong những dấu hiệu bệnh tiểu đường type 2 mà bạn không nên xem thường. Khi đường trong máu tăng lên, kèm theo việc đi tiểu nhiều dẫn đến khát nước, cơ thể bạn lúc đó cần lượng nước để bù lại chỗ đã mất đi. Nhiều người cho rằng cứ uống nước nào cũng có thể được, nhưng rượu bia không bao giờ giải quyết được cơn khát của bệnh.
Hay cảm thấy đói
Chứng thèm ăn hoặc đói dữ dội cũng là một dấu hiệu bệnh tiểu đường type 2 giai đoạn sớm. Đói là do đường trong máu của bạn quá cao hoặc quá thấp. Đường đảm nhiệm chức năng nuôi tế bào trong cơ thể, khi các tế bào không thể hấp thụ đường do thiếu insulin, cơ thể bạn sẽ phát tín hiệu cần thêm đường để nuôi tế bào, từ đó sinh ra các cơn đói cồn cào trong ruột. Vì vậy người mắc bệnh tiểu đường lúc nào cũng cảm thấy thèm ăn.
Đau hoặc tê bàn tay, chân
Những cảm giác kiến bò hoặc tê ở tay, ngón tay, bàn chân, ngón chân thường gặp ở người mắc bệnh tiểu đường. Đây là một dấu hiệu thần kinh của bệnh tiểu đường, nhẹ có thể tê bì thoáng qua, nhưng khi đã sưng, đau là đã xuất hiện các tổn thương thần kinh nặng. Nếu người mắc bệnh tiểu đường mà không được điều trị, những biến chứng nặng của bệnh tiểu đường như tê bì hoặc sưng đau chân tay sẽ ngày một trầm trọng.
Lâu lành vết thương
Nếu vết thương của bạn lâu lành thì rất có thể đây là dấu hiệu bệnh tiểu đường đấy. Lý do người bị tiểu đường thường khó lành vết thương hơn những người khác là do đường máu tăng cao, làm lượng máu lưu thông kém. Bên cạnh tác động đến hệ tuần hoàn, bệnh tiểu đường còn ảnh hưởng cả đến hệ miễn dịch, cũng góp phần làm người bệnh khó lành các vết nhiễm trùng hoặc vết thương. Nếu xuất hiện triệu chứng này hãy nghĩ tới bệnh tiểu đường.
Nhìn mờ
Nhìn mờ cũng là một trong những dấu hiệu bệnh tiểu đường type 2. Mờ mắt thường xảy ra sớm nếu người mắc bệnh tiểu đường không được phát hiện và điều trị. Khi lượng đường trong máu cao, gây dịch chuyển thủy tinh thể của mắt. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ tự khỏi khi lượng đường trong máu trở về mức bình thường.
Mảng da tối màu
Nếu trên cơ thể xuất hiện những mảng da tối màu, đặc biệt là ở các nếp gấp của da như ở vùng nách, cổ, bẹn... rất có thể đây là dấu hiệu bệnh tiểu đường loại 2. Những triệu chứng này được gọi là acanthosis nigricans, là một dấu hiệu của kháng insulin.
Nguyên nhân bệnh tiểu đường
Để hiểu được bệnh tiểu đường, trước tiên bạn phải hiểu quá trình chuyển hóa đường bình thường trong cơ thể.
Insulin là một hormone được sản xuất từ tuyến tụy, là tuyến nằm phía sau và bên dưới dạ dày.
- Tuyến tụy tiết insulin vào máu.
- Insulin lưu thông trong máu giúp đường đi vào tế bào của cơ thể.
- Insulin làm giảm lượng đường trong máu.
- Khi lượng đường trong máu giảm thì tuyến tụy cũng giảm tiết insulin.
Vai trò của glucose
Đường glucose là nguồn năng lượng chính cho các tế bào mô cơ và các mô khác của cơ thể.
- Đường được cung cấp từ hai nguồn chính: từ thực phẩm và từ gan .
- Đường được hấp thụ vào máu, từ đó đi vào tế bào của cơ thể nhờ sự giúp đỡ của insulin.
- Gan là nơi dự trữ và sản xuất đường.
- Khi mức insulin thấp, ví dụ khi khoảng thời gian bạn không ăn, gan sẽ chuyển hóa glycogen dự trữ thành glucose để giữ cho mức đường máu của trong giới hạn bình thường.
Trong tiền tiểu đường, vốn có thể dẫn đến tiểu đường loại 2, và trong bệnh tiểu đường loại 2, các tế bào trở nên đề kháng với tác dụng của insulin, và tuyến tụy lúc này không thể tạo ra đủ insulin để vượt qua ngưỡng kháng cự này. Do đó thay vì đường đi vào các tế bào để cung cấp năng lượng, đường sẽ tích tụ lại trong máu.Lý do chính xác tại sao điều này lại xảy ra vẫn chưa được biết chắc chắn, mặc dù cũng như tiểu đường loại 1, yếu tố di truyền và môi trường được cho là đóng vai trò trong sự phát triển của tiểu đường loại 2. Thừa cân có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của bệnh tiểu đường loại 2, nhưng không phải ai mắc tiểu đường loại 2 cũng thừa cân.