Tai Mũi Họng

Chào bác sĩ, em năm nay 18t những ngày vừa qua em bị nổi hạch ở dưới hàm cả hai bên luôn thưa bác sĩ nhưng đi khám thể f họ nói là viêm tuyến nước bọt dưới hàm rồi cho thuốc về uống nhưng mà không hết mà con sưng to hơn hiện tại bây giờ em thấy rất đau ở phần tai bên trái nữa còn bên phải có sưng nhưng mà không đau ở phần tai,vậy thưa bác sĩ em bị như vậy thì mắc bệnh gì và có nguy hiểm không ạ mong bác sĩ tư vấn giúp em

Nguyễn Tố Anh

(2016/04/05 20:25)

Chào bạn,
Bạn đang bị viêm tuyến nước bọt
Theo tiến triển lâm sàng, viêm tuyến mang tai cấp được chia thành 3 loại, thực chất là 3 giai đoạn:
- Viêm tuyến thanh dịch (giai đoạn đâù): Các triệu chứng chức năng có thể thấy đau tức nhẹ vùng tuyến, đau tăng nhanh căng tức buốt như bị đâm, đau tăng hơn khi ăn uống, toàn thân có sốt, có khi sốt cao. Bệnh nhân có cảm giác khô miệng (do phản xạ giảm tiết cả hệ thống tuyến giai đoạn đầu).
Khám thấy hai bên má lệch (do viêm tuyến cấp chỉ ở một bên), dái tai bị đẩy lệch, da che phủ vùng tuyến có có phản ứng giãn mạch hơi đỏ, tăng cảm ngoài ra và nóng. Khi há miệng, vận động hàm dưới có bị đau vùng tuyến. Khám quanh miệng ống tuyến thấy phù nề đỏ, ít tiết dịch nước bọt, dịch quánh đặc nhầy lẫn với tổ chức niêm mạc bong ra.
Nếu bệnh nhân được điều trị kịp thời và tốt, các triệu chứng cơ năng và thực thể giẩm dần, nước bọt loãng dần và số lượng tăng, bệnh thuyên giảm và ổn định.
Giai đoạn viêm tuyến mang tai cấp thanh dịch không có chỉ định chụp cản quang tuyến mang tai.
- Viêm tuyến nước bọt mang tai hoá mủ: (giai đoạn 2).
Nếu giai đoạn viêm tuyến thanh dịch không được điều trị, hoặc điều trị không tích cực, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn viêm mủ. Đây là giai đoạn phát triển nhanh cấp tính do vỏ bọc xung quanh tuyến dầy và dai nên mủ khó thoát ra ngoài tổ chức xung quanh tuyến và tổ chức dưới da nên tổ chức tuyến bị căng và chèn ép làm bệnh nhân rất đau (đau như xé, như dao đâm), thậm chí phản ứng quanh tuyến tăng lên lan tràn ra xung quanh, màu sắc da hơi đỏ hoặc tím xẫm, toàn thân sốt cao, có khi rét run. Danh giới vùng tuyến không rõ, có khi thâm nhiễm cả xuống vùng góc hàm làm cho bệnh nhân hạn chế há miệng.
Miệng ống tuyến viêm đỏ, vuốt dọc ống có nhiều mủ trắng chảy ra, hầu như rất ít nước bọt. Sau khi vuốt mủ ở ống ra có thể thấy nước bọt tiết ra ít lẫn mủ trắng đục.
* Bệnh có thể tiến triển theo hai hướng:
- Nếu được điều trị thích hợp: Bệnh thuyên giảm dần cả toàn thân và tại chỗ, có thể hồi phục dần, giảm sốt, vận động xương hàm dễ hơn, ăn uống ngon miệng dần, đỡ xưng nề hơn, nước bọt tiết nhiều hơn, có khi hơi tăng tiết nhưng sau đó có thể lại bình thường.
- Nhưng nếu bệnh nhân tiến triển xấu: Sẽ dẫn đến viêm tuyến hoại tử lớn. Toàn trạng suy sụp, tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, nếu cơ thể còn sức đề kháng tốt sẽ có sốt cao, khi cơ thể đã suy sụp có thể chỉ sốt nhẹ hoặc không sốt. Tại chỗ nhu mô tuyến bị phá huỷ tạo thành ổ mủ, vỏ tuyến bị phá vỡ, ổ mủ bị lan tràn ra tổ chức xung quanh tạo ra bệnh cảnh viêm lan toả rộng. Bệnh nhân đến vào giai đoạn này rất khó xác định viêm tổ chức liên kết hay do viêm tuyến hoại tử lan tràn.
ác biện pháp điều trị cần căn cứ vào từng giai đoạn và mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Ở giai đoạn viêm tuyến thanh dịch có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng toàn thân và tại chỗ, có thể kết hợp kháng sinh chống nhiễm trùng Gram (-) và Gram (+), chọn loại kháng sinh thải trừ qua tuyến nước bọt, trong đó có Erythromycine.
- Cho thuốc kích thích nước bọt Pilocarpin 1%: Cho uống 6 – 10 giọt trước bữa ăn, ngày uống 2 làn, mỗi đợt dùng 5 – 7 ngày. Ngậm chanh thái lát hàng ngày.
- Dùng các thuốc chống viêm, giảm đau, chống phù nề do viêm nhiễm.
- Kết hợp với lý liệu pháp bằng cách xoa nhẹ trên tuyến với dầu long não 1%.
Điều trị một đợt 7 – 10 ngày tia hồng ngoại và sóng ngắn.
Bơm rửa tuyến qua ống Sténone sau 2 – 3 ngày dùng thuốc làm tăng tiết nước bọt. Rửa hàng ngày hệ thống tuyến bằng dung dịch Novocain 0.25 – 0,5% hâm ấm 37 – 45%. Sau khi bơm rửa 2 lần, bơm vào tuyến 2ml kháng sinh để chống nhiễm trùng tại chỗ. Hiện nay ít dùng vì mỗi lần chọc như vậy sẽ làm chấn thương, xây xát ống tuyến. Bên cạnh đó còn có nguy cơ đẩy vi khuẩn vào sâu thêm. Tốt nhất vẫn là dùng các biện pháp tăng cường tiết và đẩy nước bọt từ trong tuyến ra.
- Trong giai đoạn viêm tuyến hoá mủ hoặc viêm hoại tử tuyến áp dụng các phương pháp điều trị sau:
Dùng thuốc kháng sinh liều cao kết hợp, nếu cần cấy trùng làm kháng sinh đồ và dùng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.
Điều trị triệu chứng: Chống viêm, giảm đau, dùng các thuốc và truyền dịch nâng đỡ cở thể. Trong những trường hợp nhiễm rùng nhiễm độc nặng, cơ thể yếu, có thể dùng γ globulin để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Trích rạch tháo mủ được chỉ định trong những trường hợp viêm tuyến hoại tử đã thấy dấu hiệu có ổ mủ rõ. Chỉ định trích tháo mủ vào tuyến cần thận trọng cân nhắc kỹ vì dễ bị dò tuyến. Tuy nhiên trong trường hợp có mủ kết hợp với trường hợp nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân thì chỉ định trích tháo mủ dẫn lưu là tuyệt đối. Sau trích tháo mủ ổn định, bơm rửa loại hết mủ khoảng 3 – 4 ngày mới chỉ định điều trị lý liệu kết hợp.
Nếu có biến chứng bất thường, tuỳ theo trường hợp cụ thể mà xử lý cho phù hợp và hiệu quả.
Chúc bạn sức khoe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan