Cơ Xương Khớp

Em chào bác sĩ! Thưa bác sĩ, em là nữ 28 tuổi, làm công việc văn phòng. Cách đây gần 1 tháng em bị e đụng đi khám tới 4 bệnh viện, chụp MRI người ta nói em bị đứt bán phần dây chằng, rách sụn chêm, tổn thương đọ 2 dây chằng bên ngoài. Bác sĩ ở BVĐK tỉnh chỉ định em mổ. Nhưng em lo sợ nên đã đến BV chấn thương chỉnh hình (TP.HCM) để khám. Khi nhìn phim MRI bác sĩ tại BV CTCH cũng nói em bị rách dây chằng và rách sụn chêm, bác sĩ cho em uống thuốc 2 tuần và dặn nếu ko đỡ đau thì sẽ mổ tái tạo dây chằng. Bác sĩ cho em hỏi, dây và sụn chêm bị rách có tự hồi phục được không? Trường hợp làm việc nhẹ nhàng như em thì có cần thiết phải mổ không ạ? Mổ tái tạo dây chằng là như thế nào (em đọc báo thấy ngta nói sẽ cắt gân chỗ khác để thay dây chằng bị đứt)? Mổ và không mổ thì thì có mặt lợi và mặt hại gì ạ? Hiện tại chân em đang nẹp thun và uống thuốc của BV CTCH TPHCM, em rất hoang mang. Mong bác sĩ tư vấn dùm em ạ. Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều.

Cao Khuyên

(2016/03/26 23:17)

Chào bạn,
Đứt dây chằng chéo trước là loại tổn thương thường gặp nhất trong chấn thương khớp gối. Nguyên nhân thường do chấn thương thể thao, tai nạn giao thông, và tai nạn sinh hoạt. . Khoảng 50% những tổn thương dây chằng chéo trước có kèm theo các tổn thương khác như rách sụn chêm, bong sụn khớp, tổn thương dây chằng chéo sau và phù tủy xương… Đứt một phần dây chằng chéo trước (căng giãn, đứt không hoàn toàn): phần lớn là tốt nếu được tập phục hồi chức năng đúng, đủ thời gian, thường ít nhất là 3 tháng. Tuy nhiên, có nhiều bệnh nhân mặc dù tổn thương không hoàn toàn nhưng gối vẫn mất vững. Tuy nhiên, khi tổn thương dây chằng chéo trước có các tổn thương khác kèm theo thì nên phẫu thuật.
Điều trị bằng phẫu thuật:\nPhẫu thuật khâu lại dây chằng chéo từ lâu đã không mang lại hiệu quả, vì vậy, tái tạo lại dây chằng chéo trước bằng một mảnh gân khác thay thế qua nội soi là phương pháp phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay. Các vật liệu thay thế (mảnh ghép) có thể là:\n- Gân bánh chè tự thân (của chính bệnh nhân)\n- Gân Hamstring tự thân (gân cơ thon và cơ bán gân)\n- Gân cơ tứ đầu tự thân\n- Gân đồng loại (lấy từ người hiến tặng): gân A-sin, gân bánh chè, gân chầy sau, gân mác bên dài…
\nMục đích của phẫu thuật là giải quyết lỏng gối, phục hồi lại chức năng của dây chằng chéo trước, từ đó làm vững gối, giúp người bệnh trở lại sinh hoạt và chơi thể thao bình thường.
\nTuy nhiên, có một số yếu tố khiến người bệnh cân nhắc, quyết định mổ hay bảo tồn.
Yếu tố cân nhắc.
Những người trưởng thành có nhu cầu hoạt động nhiều; các vận động viên thể thao; người lao động chân tay thì nên phẫu thuật.
Những người có tuổi nhưng nhu cầu hoạt động còn cao, nên cân nhắc khi quyết định phẫu thuật.
Trẻ em đang tuổi phát triển, nên cân nhắc khi phẫu thuật vì có thể làm tổn thương sụn phát triển, lúc này phẫu thuật viên nên trì hoãn phẫu thuật cho tới khi có những cải tiến về kỹ thuật hoặc đã giảm nguy cơ làm tổn thương sụn phát triển của trẻ.
Những người tổn thương dây chằng chéo trước mất vững, có nguy cơ dễ tái chấn thương cũng nên cân nhắc.
Lựa chọn phương pháp phẫu thuật
• Lựa chọn mảnh ghép (gân thay thế dây chằng chéo trước bị tổn thương)\n‒ Gân bánh chè tự thân.\nƯu điểm: Mảnh ghép chắc, khỏe; liền gân sau ghép nhanh hơn do có xương hai đầu mảnh ghép (liền xương-xương).\nNhược điểm: Đau trước khớp gối liên quan đến tổn thương sau lấy mảnh ghép; hồi phục cơ tứ đầu sau mổ chậm; làm yếu hệ thống duỗi gối, có thế gặp biến chứng đứt gân hoặc vỡ xương bánh chè; có thể gây viêm gân bánh chè, co cứng trước gối và hạn chế biên độ duỗi gối.\n‒ Gân Hamstring (gân cơ thon và bán gân) tự thân.\nƯu điểm: tránh được các hạn chế của lấy gân bánh chè. Đường mổ nhỏ, nhanh hồi phục.\nNhược điểm: so với gân bánh chè, thời gian liền gân muộn hơn, gân dễ bị giãn sau một thời gian vận động.\n‒ Gân cơ tứ đầu tự thân.\nGân cơ tứ đầu thường dùng để tái tạo lại dây chằng chéo trước cho bệnh nhân sau khi mổ dùng Hamstring thất bại. Nhược điểm khi lấy gân cơ tứ đầu: đau và để lại sẹo xấu sau mổ.\n‒ Gân đồng loại (xem them bài: “Lựa chọn vật liệu (mảnh ghép) nào cho phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo khớp gối”
• Qui trình phẫu thuật\nTrước khi phẫu thuật: người bệnh cần phải được tập phục hồi chức năng để lấy lại biên độ khớp. Trước đó nếu gối còn sưng nề, chân phải được bất động, điều trị giảm phù nề. Chỉ nên mổ khi gối hết sưng và biên độ vận động tốt (đọc thêm bài “Phẫu thuật nội soi khớp gối và những điều cần lưu ý” ).
Có những kỹ thuật mổ khác nhau: một bó hai đường hầm, hai bó ba đường hầm, hai bó bốn đường hầm.v.v. Mỗi kỹ thuật đều có những ưu và nhược điểm riêng, lựa chọn kỹ thuật nào tùy thuộc vào quan điểm và kinh nghiệm của từng phẫu thuật viên, nhu cầu và sự phù hợp với từng đối tượng người bệnh.
thân ái!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan