Sản Phụ Khoa

Tự nhiên cháu bị mọc lên 2 cái mụn ở vùng âm đạo, bác sĩ cho cháu hỏi đó là hiện tượng gì và có ảnh hưởng gì tới việc sinh sản không ạ

hồng liên

(2015/11/12 13:50)

Chào bạn,
Am đạo bị nổi mụn trong trường hợp của bạn có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
1. Âm đạo bị nổi mụn do bệnh mụn rộp sinh dục gây nên
Thời kỳ đầu mắc bệnh, người bệnh sẽ thấy xuất hiện một số mụn nước nhỏ như hạt tấm, hạt kê hoặc hạt đậu xanh ở bộ phận sinh dục. Những mụn nước này tập trung lại thành chùm như chùm nho, một vài ngày sau, mụn nước này dập vỡ để lại vết trợt có bờ nhiều vòng cung. Sau đó loét, chảy nước màu vàng.\nỞ nữ, vết loét thường xuất hiện ở âm đạo, cơ quan sinh dục ngoài, mông, hậu môn. Có kèm theo đau và ngứa, đi tiểu khó, buốt, tiết dịch âm đạo hoặc niệu đạo và nổi hạch ở bẹn. Các triệu chứng kèm theo như: Sưng hạch bẹn; Đau rát, nóng, ngứa tại vùng tổn thương, sốt…
\nMột trong những loại mụn rộp thường thấy ở âm đạo
\n2. Âm đạo bị nổi mụn do bệnh sùi mào gà gây nên
Sùi mào gà là một trong những căn bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay do virus Human papilloma (HPV) gây nên. Sùi mào gà chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục, bệnh cũng có thể lây nhiễm qua các vết thương hở, thậm chí là trầy xước (dù là rất nhỏ),…Thời gian ủ bệnh sùi mào gà thường từ 2 đến 9 tháng với những triệu chứng điển hình như: Xuất hiện những sùi nhỏ, mềm, cao lên như những nhú gai màu hồng tươi, không đau, đường kính khoảng từ 1-2mm mọc xung quanh bộ phận sinh dục, hoặc các bộ phận khác nhau trên cơ thể như miệng, bề mặt niêm mạc da.
Nếu không được điều trị, những vết sùi này có thể phát triển to hơn, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống mào gà hay súp lơ. Bề mặt mềm, mủn ra ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra mủ. Các thương tổn xuất hiện trên niêm mạc da bình thường, không bị thâm nhiễm.\nBên cạnh việc khai thác tiền sử bệnh lý, biểu hiện lâm sàng thì bạn cũng cần thiết phải tiến hành xét nghiệm và kiểm tra một số hạng mục cần thiết tại cơ sở y tế để được chẩn đoán, chữa trị kịp thời. Không nên chủ quan để bệnh tự khỏi hoặc tự tìm cách khắc phục khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
Nếu như nghi ngờ mình có thể hoặc đã mắc bệnh, bạn nên chủ động tới các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị càng sớm càng tốt.
Thân ái

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan