Tim Mạch

Bác sỹ cho hỏi, Khi có triệu chứng nhồi máu cơ tim, làm thế nào để xử lí cấp cứu ban đầu tốt nhất, nên vận chuyển tuyến trên bằng phương tiện gì cho đảm bảo? . Để đề phòng đột tử khi lên cơn đau co thắt có nguy cơ nhồi máu cơ tim, ngậm thuốc NITROMIN (loại của Nga) có tác dụng không?

Phạm Thị Ca

(2015/10/07 23:31)

Chào bác,
Cách tốt nhất để tránh các cơn nhồi máu cơ tim là điều trị dự phòng, người bệnh cần tuân thủ đều đặn chế độ thuốc mà bác sĩ đã kê đơn; đây là biện pháp giảm thiểu các triệu chứng cũng như các biến chứng, đồng thời hạn chế các đợt nhồi máu cơ tim tái phát. Khi cảm thấy các dấu hiệu báo trước của cơn nhồi máu cơ tim như: đau thắt ngực (phần lớn các cơn đau ngực xuất hiện ở giữa xương ức, kéo dài vài phút, sau đó hết rồi đau lại; bệnh nhân có cảm giác như bị đè nặng, bóp nghẹt ở ngực. Cũng có thể có cơn đau ở vị trí khác như tay, lưng, cổ, hàm, thượng vị...); khó thở (thường đi kèm với đau ngực, nhưng cũng có thể xuất hiện trước đó); toát mồ hôi lạnh, nôn, choáng váng… người bệnh phải thông báo ngay cho người nhà để gọi cấp cứu tại bệnh viện kịp thời. Trong lúc chờ đợi nên dùng ngay nitroglycerin đặt dưới lưỡi bệnh nhân (viên ngậm Nitromin có thành phần chính là nitroglycerin nên có thể dùng khi xuất hiện cơn đau thắt ngực). Người nhà cần giữ bệnh nhân ở trạng thái nửa nằm, nửa ngồi. Khi vận chuyển bệnh nhân phải được tiến hành bằng xe cứu thương chuyên dụng thở ôxy, truyền tĩnh mạch, làm điện tim trên xe và có thể bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, cách tốt nhất để tránh các cơn nhồi máu cơ tim là điều trị dự phòng, người bệnh cần tuân thủ đều đặn chế độ thuốc mà bác sĩ đã kê đơn; thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Bên cạnh đó, bác có thể kết hợp với sử dụng các thực phẩm bổ sung như Nattospes để giảm thiểu các triệu chứng cũng như các biến chứng, đồng thời hạn chế các đợt nhồi máu cơ tim tái phát.
Chúc bác sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan