Sản Phụ Khoa

Xin chào bs. E có kinh ngày 25/8, hết kinh ngày 28/8, e quan hệ tình dục vào ngày 10/9. Bạn trai e cho dương vật vào trong âm đạo ko sử dụng bao sao su và xuất tinh ngoài, chu kỳ kinh nguyệt bình thường của e là 28 ngày. Nhưng 2 tháng gần đây là 26 ngày. Bs cho e hỏi quan hệ vào ngày đó có thai ngoài ý muốn ko ạ?

Phạm Thị Hà

(2015/09/15 15:22)

Chào em,
Xuất tinh ngoài âm đạo là một biện pháp tránh thai truyền thống nhưng không an toàn bởi khả năng có thai ngoài ý muốn khá cao. Mỗi lần xuất tinh, sẽ có khoảng 300.000 tinh trùng được phóng vào âm đạo. Lượng tinh trùng này chủ yếu được giải phóng khi xuất tinh. Tuy vậy, từ khi bắt đầu cuộc yêu đã có chất nhờn được tiết ra từ hệ sinh dục nam, trong đó đã có một số tinh trùng được giải phóng.
Chính vì vậy em vẫn có khả năng có thai. Ngày các em có quan hệ tình dục càng gần giữa chu kỳ kinh (ngày rụng trứng) thì khả năng có thai lại càng cao hơn.
Các triệu chứng có thai bao gồm: chậm kinh, nghén (đặc biệt sợ hoặc thích một loại thức ăn/ đồ uống nào đó), buồn nôn, căng ngực, quầng vú sẫm màu... em có thể thử thai bằng que thử mua ở hiệu thuốc theo chỉ dẫn trong hộp đựng que thử thai.
Nếu em có những triệu chứng nghi ngờ có thai mà không muốn giữ thai thì cần đi khám ở một cơ sở sản phụ khoa uy tín càng sớm càng tốt bởi phá thai càng sớm sẽ càng an toàn hơn. Hiện tại có phương pháp phá thai bằng thuốc, em chỉ cần uống thuốc, thai sẽ sẩy gần giống như hành kinh. Tuy vậy, để áp dụng phương pháp phá thai này, em cần được bác sĩ khám, hướng dẫn và theo dõi.
Tôi muốn gửi tới các em một lời khuyên: Vì có quan hệ tình dục khá thường xuyên nên các em nên lựa chọn một biện pháp tránh thai phù hợp như dùng bao cao su, uống thuốc tránh thai, tiêm thuốc tránh thai hoặc cấy que tránh thai... Trong trường hợp khẩn cấp, các em có thể dùng viên tránh thai khẩn cấp trong vòng 5 ngày sau giao hợp, càng uống sớm thì hiệu quả càng cao hơn, tốt nhất là trong vòng 3 ngày.
Tuy vậy, các em không nên lạm dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp bởi bạn gái em sẽ gặp phải tác dụng phụ như rối loạn kinh nguyệt, rong kinh. Hơn nữa, hiệu quả của thuốc tránh thai khẩn cấp cũng thấp hơn các phương pháp tránh thai thường xuyên.
Thân ái

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan