Cơ Xương Khớp

BSi cho em hoi. may bua nay em bi nhức ở xương quai hàm ben trái phía dưới. xin bác si cho hỏi e bi benh gì. lam sao de het dau ạ?

trần đức anh

(2015/04/21 15:00)

Chào bạn,
Đau xương quai hàm xuất phát từ các nguyên nhân sau
-Khi các em có răng người lớn bắt đầu mọc ra từ 7-10 tuổi thì các em có thể bắt đầu bị bệnh đau khớp xương quai hàm hay còn có thể gọi là trật gân quai hàm.
-Các em nghiến răng từ lúc còn răng sữa (baby teeth) nên khoảng cách giữa hàm trên và hàm dưới bị mất đi một ít, và khi răng hàm người lớn mọc ra thì không đủ chiều cao để mọc lên nên đưa tới hậu quả gân xương quai hàm bị đẩy/trật ra phía trước.\n-Ða số các bệnh nhân cảm thấy sự khó chịu, bất bình thường từ nhỏ nhưng rồi tới khi lớn khoảng 35 tuổi thì sự khó chịu, bất bình thường mới trở nên đau.\n-Thường quý bà bị đau nhiều hơn quý ông.
Những trường hợp nào dễ gây ra trật gân quai hàm?
-Bệnh trật gân quai hàm thường xảy ra khi khoảng trống giữa xương hàm dưới và xương đầu bị mất đi và xụng/gân quai hàm không còn đủ chỗ nên bị đẩy ra phía trước.\n-Những triệu chứng sẽ làm cho mất khoảng trống cho sụn/gân quai hàm gồm có:\n1.Cắn sâu (deep bite).\n2.Hàm hô vì hàm dưới thụt vào.\n3.Hở miệng (open bite) vì hàm dưới quay xuống.\n4.Nghiến răng lâu ngày sẽ làm răng mòn đưa tới tình trạng cắn sâu.\n5.Tai nạn va chạm vào hàm dưới.
Cách chữa bệnh đau khớp xương quai hàm
Tôi muốn nhắc cho quý vị nhớ lại là gân/sụn xương quai hàm không có dây thần kinh đau nên khi chữa bệnh đau khớp xương quai hàm là ta chữa sao cho hết những triệu chứng đau đầu, cổ, vai, lưng, ù tai, chóng mặt, khó nuốt, ngực cảm thấy bị nghẹt, và chỉ có thiểu số là chữa hàm bị mắc kẹt, hạn chế mở miệng, hai hàm không phù hợp khi nhai.\nSau đây là những phương cách dùng để chữa bệnh trật xương quai hàm trong nha khoa:\n1. Mang nẹp vào hàm dưới để lấy lại khoảng trống cho sụn xương quai hàm qua cách dùng điện để kích thích (TENS: transcutaneous electrical nerve stimulation) cho giãn nở cơ bắp hàm mặt.\n2. Mang nẹp vào hàm dưới để lấy lại khoảng trống cho sụn xương quai hàm qua cách dùng quang tuyến (theo Nha Sĩ Harold Gelp).\n3. Mài một vài chỗ của răng hàm trên và hàm dưới để khi ta cắn lại hàm dưới sẽ đi thẳng lên mà không bị răng đụng chạm qua lại (theo cuốn sách “Fixing The Bite” của Nha Sĩ Phillip Taylor).\n4. Mang hàm dưới lên và ra phía trước cho hai hàm vào đúng chỗ (theo cách Functional Occlusion của Nha Sĩ Peter Dawson).\n5. Mang nẹp vào hàm dưới để lấy lại khoảng trống cho xụng xương quai hàm qua cách cắn chức năng \n6. Ngoài ra còn nhiều phương khác nữa.\nPhương pháp MyoEffect Compensation sẽ giúp cho bệnh nhân trong sự cân đối xương đầu, người và thế đứng thẳng hoặc straight posture
Để chắc chắn tình trạng bệnh của mình bạn nên đến bs nha khoa kiểm tra và khắc phục sớm nhé.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan