Tai Mũi Họng

Chào bác sỹ. em phát hiện mình bị chứng khô miệng. Thấy miệng lúc nào cũng khô khốc, chan chát. Hơi thở có mùi. lưỡi và họng như thể dính luôn vào nhau. môi khô và dễ nứt nẻ. sáng dậy luôn có chất nhầy như keo trong miệng. E cũng rất dễ bị viêm họng. (Em bị chứng khô miệng này chắc cũng được 5 tháng). Làm thế nào để giải quyết luôn chứng khô miệng này ạ? có bài thuốc hay cách chữa cụ thể không hay vẫn phải điều trị bằng các thói quen ạ? Vì em không rượu bia thuốc lá. em đã tập nhai gum xylitol và nhấp nước suốt ngày nhưng vẫn không thấy khá hơn ạ! chân thành cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Mạnh Hoàng

(2014/12/14 17:14)

Chào bạn,
Bạn nên thực hiện các phương pháp dưới đây:
\nUống nước, loại có nhiệt độ ngang nhiệt độ phòng, thường xuyên cả ngày và đêm, và luôn mang theo chai nước uống bên mình
Tránh uống nhiều nước có nhiệt độ nước quá mức bình thường (quá nóng hoặc quá lạnh).
Chỉ uống loại nước không có đường và tránh các loại thức uống có ga.
• Tránh các thức uống có chứa chất caffeine vì caffeine có thể khiến miệng bị khô. Việc thỉnh thoảng uống cà phê, trà hoặc sô-đa dành cho người ăn kiêng là điều bình thường, nhưng đừng lạm dụng chúng.
• Trong khi dùng bữa, hãy dùng kèm theo một loại thức uống, ví dụ như nước. Uống nước trước, trong và sau khi dùng bữa.
Nhai kẹo cao su không đường hoặc mút kẹo không đường để kích thích tuyến nước bọt.
• Nếu quý vị đang hút thuốc hoặc uống rượu, thì hãy ngừng lại! Cả việc hút thuốc lẫn uống thức uống có cồn đều làm khô miệng và khiến quý vị dễ bị nhiễm các chứng bệnh về nướu răng và ung thư răng miệng.
Chọn loại thuốc súc miệng không cồn bán không cần toa nếu quý vị có thói quen dùng dung dịch súc miệng. Hãy đọc nhãn của chúng để đảm bảo rằng thành phần của chúng không chứa cồn.
Hãy thử dùng máy phun sương đêm để tăng độ ẩm không khí trong phòng.
\nCác liệu pháp điều trị nha khoa tại phòng mạch để trị chứng khô miệng nên bao gồm các liệu pháp thuốc đắp flo-rua tại phòng mạch, thuốc flo-rua kê toa dùng tại gia, thuốc súc miệng kháng khuẩn/ngừa nấm hoặc các loại dược phẩm khác và kẹo nhai Xylitol. Việc chụp quang tuyến để chẩn đoán sẽ cần phải tiến hành thường xuyên hơn để ngăn ngừa và khôi phục răng sâu mục. Ngoài ra, các hướng dẫn tự chăm sóc phải được tái tăng cường nhằm bao gồm cả việc đánh răng tối thiểu hai lần mỗi ngày. Việc hàng ngày tuân thủ theo các biện pháp loại trừ màng sinh học/mảng bám kẽ răng cũng rất quan trọng. Phần hướng dẫn tự chăm sóc răng nên được hiệu chỉnh tùy theo nhu cầu của bệnh nhân.
Chúc bạn sớm hết bệnh!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan