Sản Phụ Khoa

Cháu chào bác sĩ ạ. Mẹ cháu năm nay 57 tuổi. Bác sĩ chuẩn đoán mẹ cháu bị ung thư nguyên bào nuôi. Mẹ cháu đã mổ nội soi cắt tử cung và 2 buồng trứng. Kết quả chụp XQ tim, phổi, siêu âm gan của mẹ cháu bình thường. Hiện tại, mẹ cháu đang điều trị hóa chất đợt 1 tại Bệnh viện phụ sản trung ương. Mẹ cháu đang được điều trị theo phác đồ MTX/AF (methotrexate xen kẽ acide folinic). Cháu rất mong bác sĩ tư vấn giúp cháu các vấn đề sau ạ: 1. Cháu nghe nói nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, trinh nữ hoàng cung, xạ đen... rất tốt cho người bị ung thư. Vậy, trong quá trình điều trị hóa chất, mẹ cháu có thể dùng thêm các vị thuốc trên không ạ? 2. Cháu nghe các cô bệnh nhân trong phòng mẹ cháu bảo trong quá trình điều trị hóa chất sẽ rất mệt và chán ăn thì mẹ cháu có thể dùng thêm thuốc gì để kích thích ăn uống và bổ máu không ạ? Vì cháu được biết nếu không đủ máu sẽ phải kích rất đau ạ. 3. Cháu được biết việc tiêm hóa chất rất hại cho gan, thận... vậy mẹ cháu có thể dùng thuốc gì hay ăn gì để làm giảm bớt tác hại của thuốc cũng như bổ gan, bổ thận... hơn không ạ? 4. Trong quá đình điều trị hóa chất, mẹ cháu có thể ăn, uống gì để tăng hiệu quả điều trị thuốc theo phác đồ MTX/AF không ạ? 5. Bệnh của mẹ cháu liệu có thể chữa khỏi được không ạ? Và tỉ lệ chữa khỏi bệnh này hiện nay ở VN là bao nhiêu ạ? Cháu không có kiến thức trong lĩnh vực y học nên nếu cháu diễn đạt không đúng mong bác sĩ thông cảm ạ. Gia đình cháu rất mong sớm nhận được sự tư vấn của bác sĩ ạ. Gia đình cháu xin trân trọng cảm ơn bác sĩ ạ. Cháu chúc các bác sĩ và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc ạ.

Tống Thu Hiền

(2014/12/11 06:39)

Chào bạn,
Các loại thực phẩm sâm, linh chi, tổ yến, đông trùng hạ thảo có tác dụng bồi bổ cơ thể cho những bệnh nhân suy nhược. Nhưng do không rõ tương tác dược lý với các thuốc hóa chất nên tránh dùng chung trong ngày truyền hóa chất. Các thực phẩm này không có chống chỉ định nhưng hiệu quả cụ thể trên bệnh nhân ung thư chưa rõ.
Nên ăn uống trước khi vào phòng hóa trị. Ăn uống với lượng thức ăn vừa phải vào các buổi ăn chính ngày hóa trị. Không ăn thức ăn chiên xào hay nhiều dầu mỡ.
Sau hóa trị, thường bệnh nhân sẽ ít bị buồn nôn hơn nếu không đói bụng. Bệnh nhân nên ăn nhẹ giữa buổi trong khi chờ hóa trị và ăn nhẹ buổi tối trước khi đi ngủ, 2 - 3 ngày sau khi hóa trị .\n2 - 3 ngày sau hóa trị, nên uống thuốc kèm với thức ăn, trừ khi được dặn dò đặc biệt (nếu thuốc uống khi đói). Uống nước trái cây trong lúc ăn, chứ không nên uống trước ăn.

Có một số thức ăn cần tránh như thức ăn nhiều dầu mỡ hay chiên xào, thịt đỏ thường gây đắng miệng, thức ăn cay gây khó tiêu, thức ăn có mùi khó ngửi, đặc biệt trong quá trình chế biến.

Nên chọn những thức ăn dễ tiêu như bánh mỳ, thịt gà không da (luộc, hấp), cá đã chế biến, trái cây và rau mềm, không mùi vị kích thích (táo, đào...), yaourt, nước bột hoa quả. Uống nước chậm trong khi ăn hoặc ăn các loại bánh ngọt mềm, macaroni và bơ, sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, bánh bông lan, bánh xốp.
\n Đối với nước uống nên uống nước đun sôi để nguội, nước nho, táo, khoáng, trà, trà thảo dược, nước gừng, actisô, súp gà. Bệnh nhân hóa trị hay bị viêm miệng họng nên phải chăm sóc răng miệng cho tốt. Chỉ sử dụng bàn chải đánh răng mềm, nước súc miệng chống vôi và chứa fluor, ít kích ứng niêm mạc miệng.
Với bệnh này nếu không chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, bệnh tiến triển nhanh và bệnh nhân sẽ chết vì các biến chứng: Vỡ nhân di căn, thủng tử cung, gây chảy máu, nhiễm khuẩn tử cung, xoắn nang tuyến, các biến chứng thường gặp là:\nDi căn: Theo đường tĩnh mạch\nDi căn phổi 39%, khó thở, ho ra máu, chụp phổi có ổ di căn rải rác\nDi căn âm đạo gặp khoảng 28%, nhân di căn màu tím, mềm, không đau, chạm vào chảy máu. Thường gặp ở thành trước âm đạo, gần lỗ niệu đạo.\nDi căn não gặp khoảng 5%, gây chèn ép não, hoặc chảy máu não, bệnh nhân liệt, hôn mê tử vong nhanh.\nCòn lại là xương, lách, gan, thận ... \nChảy máu: Nhân ung thư phát triển trong buồng tử cung rồi ăn thủng tử cung, gây chảy máu trong nặng.\nNhiễm khuẩn: Có thể nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân, gây sốt, đau, ung thư phát triển nhanh.\nNếu UTNBN chỉ khu trú ở tử cung, chưa di căn thì phẫu thuật + hoá niệu pháp bệnh nhân có thể khỏi hoàn toàn.
Chúc mẹ bạn sớm cải thiện bệnh!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan