Tai Mũi Họng

Chào bác sĩ, sau khi bị viêm họng va bi viêm tai giữa, e thấy ở cổ có cảm giác bi nghẹn, như là có gi đó ở họng, giống như cơ bị co lại, sau khi ngu dậy thi thấy giảm, cảm giác nghẹn manh lên về buổi chiều, e rất lo lắng, mong bác sĩ giải đáp cho e

Tống Thế Cường

(2014/11/23 03:39)

Chào bạn,
Những triệu chứng mà bệnh nhân than phiền đều tương tự nhau trong các thể bệnh. Bệnh nhân thường có cảm giác vướng, nghẹn như có khối lạ trong họng, phải khạc nhổ liên tục; Ho từng cơn, đàm nhớt đặc quánh; Họng bị khô, đau họng hay nuốt đau. Các triệu chứng này rất rõ rệt vào buổi sáng, lúc mới thức dậy. Bệnh diễn biến từng đợt, không kèm theo những rối loạn toàn thân hay sốt nếu không bị bội nhiễm bởi vi trùng hay siêu vi. Trong bệnh viêm họng hạt, cảm giác vướng họng là nổi bật, có khi bệnh nhân đi khám bệnh vì tưởng rằng mình bị hóc xương. Cảm giác này gây buồn nôn, làm bệnh nhân dễ dàng nôn mửa với những kích thích nhẹ như chải răng vào buổi sáng, thậm chí có khi chỉ yêu cầu há miệng to cũng khiến bệnh nhân bị ói. Với thể teo, cảm giác khô trong họng làm bệnh nhân khó chịu nhất, phải khạc nhổ liên tục với đàm nhớt đặc quánh, thậm chí có cả những vảy mủ khô. Ðộng tác khạc nhổ làm tổn thương niêm mạc họng – vốn đã mong manh – gây chảy máu. Chính những vệt máu trong đàm này đã làm nhiều bệnh nhân sợ bị lao phổi hay ung thư.
Dù bệnh không nguy hiểm nhưng việc khịt mũi, khạc nhổ, ho khan liên tục sẽ làm bệnh nhân bựïc mình, cáu gắt, lo lắng, giảm năng suất làm việc, nhất là khi bị mất ngủ vì cảm giác ngộp thở về đêm.
Khi khám họng, trong thể viêm họng mạn tính xuất tiết, niêm mạc thành sau họng đỏ, nhiều tiết nhầy, lổn nhổn những hạt nhỏ, đó là những nang lympho ở thành họng bắt đầu to ra. Trong thểâ viêm họng hạt, niêm mạc thành sau họng dày lên và sần sùi, trên đó có những hạt to nổi lên riêng rẽ hay từng khúm. Các hạt này có màu từ đỏ tươi đến đỏ xám. Ðặc biệt, xung quanh hạt có những tĩnh mạch tân sinh giãn rộng. Các hạt này thường được bao phủ bởi một lớp tiết nhầy đặc quánh, trong suốt hay đục lờ. Trong những đợt viêm cấp, có thể có những đốm mủ màu trắng hay vàng bẩn bám trên các hạt. Nặng hơn, các nang lympho quá phát thành những dải sùi, đỏ, chạy dọc theo hai trụ sau của amiđan, còn gọi là các trụ giả. Các trụ giả này là nguyên nhân chính gây ngứa và vướng trong họng, kích thích bệnh nhân khạc nhổ và ho khan.
Còn ở thể teo, niêm mạc họng và các nang lympho bị xơ hóa, hạt và nẹp biến mất. Niêm mạc họng thoái hóa mỏng, màu trắng bệâch. Tiết dịch ít và quánh. Trong thể nặng, niêm mạc họng như bị bao phủ bởi một lớp vảy khô.
Các phương pháp điều trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ… không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt triệu chứng và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.
Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.
Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng. Xúc họng khoảng 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.
Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.
Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mãn. Nhưng nếu đang có đợt cấp thì kháng sinh sẽ là cần thiết.
Ngoài ra nên dùng thêm viên uống Tiêu Khiết Thanh để giúp chống viêm, làm dịu cổ họng giúp cải thiện các triệu chứng của viêm họng. Đối với bệnh viêm tai giữa nên uống bổ sung thêm Kim Thính để giúp cải thiện bệnh.
Chúc bạn sống vui khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan