Cơ Xương Khớp

Cháu năm nay 21 tuổi, khi 11 tuổi, cháu phát hiện chân trái không thể gấp hoàn toàn được (cho nên ngồi xổm không được) nên ba mẹ đã đưa cháu đi khám tại bệnh viên Việt-Hàn ở Quảng Nam. Cháu nhập viên khoảng hơn 1 tháng sau khi được chẩn đoán là "vôi hóa khớp gối". Tại đây đã khám, xét nghiệm máu, dịch nhầy trong khớp gối (mỗi khi bóp khớp gối đều có cảm giác lạo xạo), và chụp xquang. Bác sĩ nói đây là chứng bệnh hiếm gặp vì trong màng dịch bao quanh khớp có những "hạt sỏi nhỏ" bao quanh cản trở nên cháu không gấp lại được. Sau đó cháu được bác sĩ cho xuất viện và chỉ uống vài loại thuốc chứ không tiếp tục chữa trị. Sau đó gia đình đưa cháu vào tp Đà Nẵng và cả tp Hồ Chí Minh, khi thấy phim xquang từ khớp gối của cháu, bác sĩ còn phải yêu cầu chụp lại vì nghĩ là do phim sai. Sau cùng họ trả lời đã từng gặp vài trường hợp như vậy, không có phương pháp chữa trị triệt để nào. Nếu nó ảnh hưởng tới việc vận động thì có thể phẫu thuật hoặc mổ nội soi lấy các "hạt sỏi" ra, tuy nhiên họ cũng cảnh báo, nó có thể quay lại tình trạng như vậy, nếu không vấn đề gì thì không cần thiết phải mổ, Vì thực ra cháu không cảm thấy vướng gì trong vận động, vẫn chạy nhảy bình thường nên đã quên mất nó. Giờ hơn 10 năm trôi qua, cháu vẫn không cảm thấy có biểu hiện khó vận động nào, nhưng chân trai của cháu dường như ngày càng teo lại. có thể thấy rõ bên 7 bên 10. Cháu tham khảo trên internet chỉ có thoái hóa khớp (thường ở người già) và bệnh teo cơ. Cháu rất lo lắng! Mong bác sĩ cho cháu bất kì lời khuyên nào!

Cho cháu giấu tên

(2014/10/16 06:31)

Chào bạn,
Tình trạng của bạn được chẩn đoán là vôi hóa đầu gối và được bác sĩ cho dùng thêm thuốc, đồng thời cũng nói cho bạn biết là bệnh của bạn hiện tại chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, do đó bạn đã sống chung với bệnh suốt 10 năm mà không có vấn đề gì và bạn cũng chưa phải phẫu thuật, tuy nhiên bây giờ bạn lại thấy chân trái hỏ hơn chân phải,mà chân trái là chân bị vôi hóa. Do đó chúng ta có thể thấy tình trạng của bạn là do chân bên trái đã bị vôi hóa nên dẫn đến teo nhỏ hơn chân phải, tuy nhiên với người bình thường thì chân trái lúc nào cũng nhỏ hơn chân phải hay cánh tay bên trái thường nhỏ hơn cánh tay bên phải, do tay, chân bên phải hoạt động nhiều hơn. Hiện tại bạn vẫn đi lại bình thường thì bạn đừng quá lo lắng, tuy nhiên bạn nên tái khám kiểm tra một năm ít nhất một lần để bác sĩ theo dõi, ngoài ra bạn nên tập thêm các môn thể dục để giúp cho chân của bạn hoạt động tốt hơn.
Với bệnh của bạn sẽ dẫn đến thoái hóa khớp gối cũng sẽ nhanh hơn những người khác, do đó bạn có thể dùng thêm viên uống Cốt Thoái Vương để phòng ngừa, đồng thời giúp tăng cường vận động cho khớp.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan