Tai Mũi Họng

Chào Bác sỹ! Xin hỏi BS, tôi có hai cục ở dưới tai, khi đi khám BS nói tôi bị viêm tuyến nước bọt, không đau, không to thêm (tôi bị 4 năm nay rồi) Xin hỏi BS hai cục bướu này có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao?

Cao Thành Nguyên

(2014/04/02 22:52)

Chào bạn,
Với biểu hiện như bạn mô tả thì bạn viêm tuyến mang tai mãn tính thường xuất hiện sau những bệnh lý gây ứ nước bọt lặp đi lặp lại (viêm ống stenon, giãn ống stenon), hội chứng Sjogren, viêm tuyến mang tai trẻ em không đáp ứng điều trị, hay sỏi tuyến nước bọt. Về vi khuẩn: thường là do Streptococcus hemolitic và staphylococcus.
Triệu chứng :
sưng viêm tuyến lặp đi lặp lại, thường là một bên. đau vừa phải và tương đối khu trú. đầu ống stenon rỉ ra một ít dịch đục hoặc mủ.
Chụp cản quang tuyến đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán: cho thấy hệ thống ống tiết giãn không liên tục, đặc biệt trong tổ chức nhu mô thấy nhiều điểm giãn ở ống phân nhánh lần 2 và 3 (hình "cây trổ hoa" hay "đạn ghém súng săn").
Kiểm tra nước bọt cho phép xác định chủng gây bệnh và kháng sinh đồ.
Chẩn đoán phân biệt với viêm tuyến mang tai dị ứng mãn tính, sialodénose, khối u mang tai đang nhiễm trùng.
Giai phẫu bệnh học: ống tiết có nhiều điểm giãn, thâm nhiễm tế bào Lympho xung quanh nang tạo thành. Một số nang tuyến bị phá hủy, dị sn. X hóa tổ chức kẽ, sau cùng là tạo thành u mỡ.
3. Điều trị :
Điều trị kháng sinh toàn thân chỉ áp dụng trong giai đoạn viêm cấp. phải rửa ống tuyến thường xuyên, một cách hệ thống với các dung dịch kháng sinh (rifamycin, framycetin).
Chiếu tia ngoài da: 600 Gy có tác dụng giảm bài tiết của tổ chức nhu mô, tuy nhiên nó chỉ có tác dụng tạm thời. Điều trị phẫu thuật bằng nhiều phương pháp: hay dùng nhất là thắt ống stenon, mặc dù nguy cơ làm chặn dòng chảy nước bọt, chính vì vậy nó thường được bổ xung bằng phóng xạ 500 - 1200 Gy. Một phương pháp điều trị thay thế thắt ống đã được nghiên cứu trên thực nghiệm là bơm vào trong ống tiết một dung dịch axit amin, tuy nhiên phương pháp điều trị này vẫn cần được nghiên cứu thêm. Ngoài ra, một phương pháp khác là cắt dây thần kinh cận giao cảm (cắt dây thần kinh qua màng nhĩ) cũng đã thu được một số kết quả, phương pháp này tương tự như cắt thừng nhĩ. Biện pháp cuối cùng là cắt toàn bộ tuyến mang tai, tuy nhiên phương pháp này cũng tương đối khó thực hiện do đám rối thần kinh mặt đi trong nhu mô tuyến đang bị viêm mãn tính.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan