Sản Phụ Khoa

Thưa bác sĩ! tôi năm nay 29 tuổi, đã sinh 1 bé gái 4 tuổi, nhưng kể từ sau khi sinh tôi phát hiện mình bị bu71u cổ và trĩ,tôi có đi khám và điều trị, bướu cổ thì lành tính nên bác sĩ chỉ cho uống thuốc Berlthyrox 100 mỗi ngày 1 viên, và bệnh trĩ thì thỉnh thoảng có ra máu và lồi ra ngoài khi gần tới kỳ kinh nguyệt hay ăn gà, vị, đồ biển...rnNay tôi muốn sinh thêm 1 cháu nhưng sợ 2 bệnh này ảnh hưởng đến thai nhi, và sợ bệnh trĩ sẽ tiến triển nặng hơn khi có thai..Xin bác sĩ vui lòng chỉ dẫn để tôi có thể sinh thêm 1 cháu an toàn!rnXin thành thật cám ơn và mong tin bác sĩ!!

VanLe

(2013/12/09 18:33)

Chào bạn,
Nhiều người lo sợ khi mắc bệnh trĩ sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai nhưng điều đó là không có cơ sở. Trên thực tế, không có sự ảnh hưởng của bệnh trĩ đối với khả năng mang thai và sinh đẻ của chị em. Có chăng chỉ là, khi mắc bệnh trĩ, một trong những triệu chứng thường gặp nhất là chảy máu, nếu chảy máu nhiều sẽ dẫn tới thiếu máu làm suy giảm sức khỏe. Khi có thai, bản chất cơ thể người phụ nữ đã có hiện tượng thiếu máu sinh lý do hồng cầu loãng hơn người bình thường. Nếu kèm theo bị thiếu máu vì trĩ sẽ làm suy giảm sức khỏe thai phụ và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, khiến em bé dễ sinh nhẹ cân….
Cũng cần lưu ý rằng, nếu một người đã mắc trĩ thì trong thời gian mang thai và sinh nở, có thể sẽ làm cho bệnh trĩ nặng thêm. Vì thế, cùng với việc khi có thai, bạn phải đi khám thai thường xuyên để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, nên tìm hiểu các phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ trong thai kỳ tốt như ăn uống nhiều chất xơ, ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín, tránh ngồi xổm và không ăn những gia vị cay nóng quá, không làm việc nặng nhọc khi mang thai.
Tóm lại, người bệnh trĩ vẫn có thể mang thai bình thường. Không vì mắc bệnh trĩ mà suy nghĩ nhiều dẫn tới căng thẳng, stress ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
§ Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày, cần điều chỉnh thói quen ăn uống như hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, các thức ăn nhiêu gia vị như ớt, tiêu.
§ Uống đủ lượng nước mỗi ngày. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bà bầu nên uống khoảng 8 cốc (khoảng 2 lít nước) mỗi ngày (gồm không chỉ nước lọc), thêm một cốc 250ml nước sau mỗi tiếng vận động.
§ Bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ dinh dưỡng. Chất xơ có nhiều trong rau củ quả, và các loại hạt.
§ Ngoài ra, bà bầu cũng nên vận động thể lực thường xuyên, nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ…
Để tốt cho cả mẹ và bé, bạn cần khám tổng quát, khám phụ khoa, đặc biệt là khám chuyên khoa nội tiết (tuyến giáp trạng) để được điều trị. Tiêm ngừa thủy đậu, viêm gan B, sởi, quai bị và Rubella (nếu chưa có kháng thể). Khi sức khoẻ của bạn cho phép (chẳng hạn như bệnh lý tuyến giáp đã được kiểm soát tốt) thì hãy để có thai.
Tùy vào tình trạng bệnh tuyến giáp mà có thể ảnh hưởng đến bé. Khi mang thai, bạn cần theo dõi khám thai định kỳ, bên cạnh đó, bạn cần phải tiếp tục theo dõi điều trị bệnh tuyến giáp theo chỉ định bác sĩ chuyên khoa nội tiết.
Chúc bạn sức khỏe.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan