Tai Mũi Họng

rnXin Chào bác sĩ AlornTôi xin các bác sĩ tư vần dùm trường hợp của con tôi.Tôi ở Nha trang,Khánh hoà.Bé nhà tôi 2 tuổi,nạng 12 KG.Bé bị sốt rất cao,40-40,8 độ. Uống thuốc hạ sốt kèm lau mát cũng chỉ hạ xuống 39 độ .Sau 4 giờ lại sốt lại.Số buổi tối , sáng hôm sau đi khám liền.Sau khi xét nghiệm , BS nói là viêm hô hấp trên .BS cho đơn thuốc về uống vần không cải thiện tình hình .Ngày hôm sau bác sĩ khám lại và đổi thuốc .Lúc này bé kêu đau tai .Bs nói là viêm tai nhẹ.Cũng vần không cải thiện .Đến ngày thứ 4 thì tôi cho qua Bác sĩ khác khám .Bs kết luận là viêm hô hấp + viêm tai giữa .Cho thuốc khác, tiêm và thở Khí dung.Tuy nhiên tôi lo lắng quá vì theo nhiều người nói viêm hô hấp và tai thì không sốt cao như vây.Đồng thời xét nghiệm bạch cầu lên rất cao gần 22.000 .Uống thuốc 3 ngày cũng chỉ giảm được suống gần 17.000.Xin bác sĩ tư vần tôi nên phải làm sao.Tôi muốn gửi kèm KQ xét nghiệm máu và đơn thuốc nhwng không thấy chố nào gửi kèm .Xin cảm ơn Bác sĩrnrn

Nguyen Mai Thanh Van

(2013/09/28 23:29)

Chào bạn,
Thông thường khi bị nhiễm khuẩn (vi khuẩn, virut, ký sinh trùng...) ở các bệnh viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, tiêu chảy thì cơ thể bị sốt nóng. Ở trẻ em, thân nhiệt bình thường nằm trong khoảng 37-37,5oC, khi lên đến 38oC là có sốt. Với mức sốt vừa 38-38,5oC thì cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng khó có thể chịu đựng nổi nhiệt độ trên 39-40oC thậm chí 41 trong thời gian dài vì mất nước và các chất điện giải kèm theo, gây rối loạn thần kinh, thậm chí co giật...
Tuy nhiên, có những loại sốt do nhiễm virut như sốt xuất huyết chẳng hạn, thuốc trị nguyên nhân cũng như thuốc hạ sốt đều không có tác dụng, hoặc nếu có hạ sốt, cũng chỉ trong thời gian ngắn rồi sốt tái diễn và thường là sốt rất cao.
Thường bệnh kéo dài từ 7 -10 ngày, ở những ngày đầu bệnh nhân sẽ bị sốt cao, nhưng những ngày sau khi được dùng thuốc kháng viêm, kháng sinh hạ sốt thì trẻ sẽ hạ dần. Hiện tại chỉ số bach cầu đã giảm chứng tỏ thuốc bắt đầu phát huy tác dụng và cơ thể đã có những chuyển biến cải thiện.
Khi trẻ sốt quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng co giật, ảnh hưởng đến thần kinh, mất nhiều nước và điện giải do vậy vấn đề cần làm là phải hạ sốt nhanh chóng, đưa cháu tới cơ sở và bù nước, điện giải kịp thời. Bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:
Cởi quần áo, bỏ bớt chăn cho trẻ khi đang sốt cao. Nhiều người trong lúc vận chuyển bệnh nhi đến bệnh viện mà quấn khăn, trùm quá kỹ bệnh nhi đang sốt nóng khiến bé bị co giật, đến nơi thì không cứu kịp.
+ Lau mát với khăn ướt nước ấm: Dùng khăn mềm, sạch, nhúng nước ấm (1 ly nước sôi + 3-3,5 ly nước nguội) lau lên khắp mình trẻ; chờ bốc hơi thì lau tiếp cho tới khi thân nhiệt xuống 37oC. Điều quan trọng là phải theo dõi nếu sốt cao thì lau tiếp, nhiệt độ giảm, bé lạnh thì mặc áo vào. Nếu sốt lại thì lau nước ấm tiếp... Ta biết rằng 100g nước bốc hơi trên da làm giảm 1oC. Nước ấm sẽ làm cho trẻ cảm thấy dễ chịu. Không nên chườm nước đá vì trẻ khó chịu, và điều này cũng làm sốt cao thêm do cơ chế co mạch ngoại vi. Chú ý không lau cồn vì nguy hiểm (dễ cháy).
+ Bù nước và điện giải: Nếu trẻ còn bú tiếp tục cho bú nhiều hơn bình thường, với trẻ lớn cho uống bù nước, như nước sôi để nguội hoặc nước có pha ít muối ăn (1 ly 200ml nước chanh nóng, pha một ít đường, 1 tí muối bằng hạt ngô) tốt nhất dùng 1 gói ORS (Oresol), pha với 1 lít nước chín ấm. Ngoài ra có thể cho uống nước vắt cam, quýt, chanh rất tốt nhưng lưu ý không cho đường quá ngọt sẽ mất tác dụng giải khát.
Hiện nay cháu nhà chị đang được các bs theo dõi, kiểm tra cho dùng thuốc bệnh sẽ cải thiện trong vài ngày tới chị không nên quá lo lắng, việc chị cần quan tâm nhất là bổ sung dưỡng , bù nước cho cháu, đặc biệt là các vitamin A, C giúp tăng sức đề kháng chống lại bệnh.
Chúc cháu mau khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan