Sản Phụ Khoa

Chào bác sĩ.rnEm bị ngứa, mọc mụn li ti như đầu tăm, sờ vào thấy gợn tay ở xung quanh môi bé. Em đang lo lắng không biết có phải bị bệnh sùi mào gà không hay chỉ đơn thuần là gai sinh dục, mụn li ti mọc cách đây cũng hơn 1 năm mà không to lên, nhưng tìm hiểu trên internet thì gai sinh dục không gây ngứa. Nhà em có mẹ và chị gái đi khám cũng bị nấm nhẹ.rnNhưng mấy ngày gần đây em thấy trong miệng, mông và đùi mọc nhiều mụn nước nhỏ, đầu mụn có màu trắng, xung quanh màu hồng, ngứa. Có phải em đã bị sùi mào gà ở những chỗ đó không ạ hay do cơ thể bị nóng cũng có thể nổi mụn (em sắp đến ngày kinh nguyệt).rnMong bác sĩ tư vấn giúp em, hiện tại em đang rất lo lắng.

Ha

(2013/08/01 19:55)

Chào bạn.
\n- Bệnh sùi mào gà lây nhiễm qua quan hệ tình dục bừa bãi, không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn.
Sau khi nhiễm virus 2-9 tháng, bệnh nhân bắt đầu có những sùi nhỏ mềm, cao lên như những nhú gai, đường kính khoảng 1-2 mm; hoặc là những đĩa bẹt tròn nhỏ bề mặt ráp, màu hồng. Về sau, chúng phát triển thành những gai hoặc lá, chiều dài có thể đến vài cm, liên kết với nhau thành một mảng rộng trông giống như mào gà hoặc hoa súp lơ màu trắng hồng. Bề mặt mềm, mủn ra, ẩm ướt, giữa các nhú sùi có thể ấn ra một giọt mủ. Với đàn ông, sùi mào gà thường xuất hiện ở rãnh quy đầu, bao quy đầu, miệng sáo, phần đầu của niệu đạo trước, da bìu.
Có trường hợp tổn thương bao phủ cả bộ phận sinh dục, các nếp gấp bẹn, vùng quanh hậu môn và bên trong hậu môn. Một số trường hợp do vệ sinh kém, kèm theo có thai nghén hoặc có bệnh lậu kết hợp nên các sùi mào gà phát triển thành một khối lớn, to bằng nắm tay, màu đỏ tươi, tiết dịch mùi hôi thối.
Bình thường sùi mào gà không gây đau đớn gì. Trường hợp sùi phát triển to quá có thể gây khó chịu khi đi lại. Khi bị sang chấn, sờ nắn sùi mào gà có thể làm sây sát, chảy máu hoặc bội nhiễm, các hạch bạch huyết vùng bẹn sưng to tạo các sùi có nhiều mủ. Một số trường hợp có thể bị sốt cao hoặc đau đớn.

- Gai sinh dục không phải bệnh truyền qua đường tình dục. Nó là một dạng quá phát các tế bào gai ở cơ quan sinh dục và không có khả năng lây từ người này sang người kia. Có thể giải thích hiện tượng "mọc gai" này thông qua hình dung về cấu tạo da như sau: Phần thượng bì (là lớp ngoài cùng của da) gồm lớp tế bào sừng, lớp hạt, lớp gai và lớp đáy. Trong các tế bào gai ở trên cùng của lớp gai có các tổ chức hạt. Đây là cơ quan có chức năng bài tiết lipid, giúp tránh khô da. Tế bào gai có hình đa giác, nhân tròn. Hiện tượng "gai" sinh dục xuất hiện khi các tế bào gai này phát triển đột biến (nguyên nhân chưa được giải thích rõ ràng), vượt lên bề mặt của da, tạo các nốt mụn nhỏ, khi sờ thấy gợn tay. Khi hiện tượng này xuất hiện ở cơ quan sinh dục, nhiều người tưởng nhầm là bệnh hoa liễu như mụn rộp, sùi mào gà…
Còn với tình trạng mọc nhiều mụn ở các bộ phận khác cũng có thể do cơ địa nóng do sắp tới ngày hành kinh hoặc các bệnh về da liễu cần có sự thăm khám cụ thể. Vì vậy, bạn nên tới các chuyên khoa về da liễu hoặc sản phụ khoa để khám và điều trị tình trạng của mình.
Chúc bạn sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan

Sản Phụ Khoa
rối loạn kinh nguyệt thì khám ở đâu bác sĩ

Trần Thị Huyền

(2014/10/18 01:20)