Chi phí phẫu thuật điều trị ngủ ngáy ở bv tai mũi họng tw

Tôi có tật ngủ ngáy khiến vợ tôi rất khó chịu, cô ấy và con nhỏ cũng không thể nào ngủ được. Tôi đã thử thay đổi tư thế nằm, uống thuốc Đông y nhưng không khỏi. Cho tôi hỏi là tốn bao nhiêu chi phí để phẫu thuật điều trị ngủ ngáy tại Bệnh viện Tai- Mũi- Họng TW thế ạ?

Trương Vân ( Thanh Khê)

(2016/12/29 14:29)

Thân gửi bạn.

Trước tiên, Finizz cảm ơn bạn đã quan tâm và sử dụng tính năng đặt câu hỏi trên trang Hỏi Bác Sĩ của Finizz. Finizz có nhận được câu hỏi của bạn liên quan đến vấn đề TMH

Hiện BV Tai mũi họng TW đang áp dụng phương pháp điều trị bằng máy Coblator, sử dụng sóng Radio cao tần trong phẫu thuật chỉnh hình màn hầu, điều trị bệnh ngủ ngáy. Việc điều trị ngáy với Coblator có thể ít tai biến hơn hẳn các biện pháp phẫu thuật khác.


Thủ tục: Bạn cần được thăm khám và làm các xét nghiệm chụp chiếu để đánh giá sát sao nhằm phục vụ hiểu quả phẫu thuật. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ yêu cầu làm thủ tục nhập viện và sắp xếp thời gian tiến hành phẫu thuật.
Nếu bệnh nhân đã có những kết quả chụp chiếu, nên mang theo để tiện theo dõi, không cần làm lại các xét nghiệm, tránh mất thời gian và chi phí. Thông thường, bệnh nhân sẽ được sắp xếp phẫu thuật vào hôm sau. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể nằm theo dõi tại bệnh viện từ 1,5 ngày - 3 ngày. 1 tuần sau phẫu thuật, bệnh nhân cần được tái khám, theo dõi bệnh.
Chi phí điều trị:
+ Chi phí làm các xét nghiệm chẩn đoán: không có giá cụ thể, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Chi phí dao động từ 500.000 - 2 triệu đồng (tùy số lượng và loại xét nghiệm được chỉ định).
+ Chí phí phẫu thuật bằng sóng cao tần: Tùy việc lựa chọn cơ sở chữa trị bệnh sẽ có chi phí khác nhau. Tại bệnh viện nhà nước, chi phí từ 16 - 20 triệu đồng, cơ sở tư nhân: từ 22 - 23 triệu đồng.
+ Tiền phòng: 500.000 - 2,5 triệu đồng/ ngày (tùy chất lượng phục vụ: số lượng bệnh nhân/ giường; điều hòa; tủ lạnh; TV; số giường bệnh/ phòng, nhà vệ sinh trong phòng...).
Cần lưu ý với yếu tố làm ngáy trầm trọng hơn:
- Rượu bia, thuốc an thần làm trương lục cơ mềm hơn.
- Béo phì làm tăng áp lực đường thở và cũng làm ống họng dày và hẹp hơn.
- Thuốc lá gây nề xung huyết niêm mạc mũi họng.
- Viêm mũi, vẹo lệch vách ngăn gây ngạt tắc mũi phải thở bằng miệng làm rung phần mềm nhiều hơn.

 Nếu các câu đáp trên vẫn chưa giải đáp được thắc mắc của bạn, vui lòng hồi đáp để Finizz kịp thời hỗ trợ bạn tiếp nhé.

Hy vọng thông tin trên giúp ích cho bạn.
Thân ái.

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan