Bệnh Khác

Cháu chào bác sỹ a! Cháu có câu hỏi này lạc chủ đề của tháng 8 nhưng nhờ bác sỹ tư vấn giúp a. Mẹ cháu bị sỏi làm tắc đường tiết niệu bị viêm mủ phải phẩu thuật( đã bị bệnh hen phế quản). Nhưng sau khi phẩu thuật bác sỹ bảo bị nhiễm trùng đường tiết niệu và phải nằm phòng hồi sức đặc biệt, đã một tuần sau khi mổ nhưng bác sỹ vẫn dùng thuốc mê để hỗ trợ chua cho tỉnh lại. Cháu vẫn luon thắc mắc mổ sỏi thận có đến mức nặng vậy hay khong a?hay có những vấn đề khác? Bị nhiễm trùng như vậy là do đâu, sử dụng thuốc mê nhiều như vậy có ảnh hưởng gì không a? Cháu mong bác sỹ tư vấn giúp cháu vì giờ cháu ở xa không trực tiếp hỏi bác sỹ được mà người nhà truyền đạt cháu thấy mơ hồ.cháu xin cảm ơn a!

Vu thị xuan

(2016/08/04 14:50)

Chào bạn!
Tình trạng của mẹ bạn bị sỏi thận, đường tiết niệu viêm mủ trên nền cơ địa hen phế quản. Kỹ thuật gây mê trong các phương pháp lấy sỏi thận là không khác nhau mà chủ yếu phụ thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Đốivới phương pháp mổ nội soi lấy sỏi ngoài cơ thể (LEC) và mổ nội soi lấysỏi cộng đặt ống thông niệu quản thì thời gian gây mê ngắn. Đối với kỹ thuật mổ nội soi tán sỏi qua da, thời gian gây mê kéo dài lâu hơn so với 2 phương pháp trên. Nhưng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc sử dụng các loại thuốc gây mê tân tiến và trang thiết bị hiện đại đã giúp bệnh nhân giảm thiểu các biến chứng sau gây mê.
Mục tiêu lớn nhất của gây mê hồi sức là bảo đảm an toàn cho bệnh nhân khi mổ. Nhờ các tiến bộ khoa học, nên việc gây mê đã được thực hiện rộng rãi, không những gây mê cho những ca mổ lớn như mổ tim, mổ phổi… mà còn cho cả những bệnh nhân nhổ răng, cắt amidan, soi bao tử - ruột già… rất an toàn cho bệnh nhân. Ngày nay, tỷ lệ tai biến trong gây mê giảm rất nhiều, hiện nay khoảng 1/1.000.000 ca mổ. Vậy nên bạn hoàn toàn yên tâm về vấn đề gây mê của bệnh viện.
Chúc sức khỏe!

Tìm kiếm câu hỏi khác

Các câu hỏi liên quan