Niềng răng khểnh và những điều bạn không thể bỏ qua

Tác giả: Hồng Anh Nguyễn. Ngày đăng: 12-05-2017

Niềng răng khểnh và những điều bạn không thể bỏ qua. Chiếc răng khểnh mọc lệch với tỉ lệ hợp lý sẽ giúp bạn thật duyên dáng và thu hút. Tuy nhiên, trong những trường hợp răng khểnh mọc lệch quá mức sẽ đem đến cho bạn rất nhiều phiền phức vì thế việc niềng răng khiển sao cho thẩm mỹ là điều mà bạn cần quan tâm. Để có được những hiểu biết tốt nhất, trước khi quyết định niềng răng khểnh, bạn cần phải nắm rõ thông tin về giải pháp này.

Có nên niềng răng khểnh ?

Niềng răng, vốn là kỹ thuật thông dụng trong nha khoa, sử dụng những vật liệu y tế là các mắc cài hoặc không mắc cài, ở nhiều vị trí khác nhau, tạo ra lực ép trên răng để đưa răng về vị trí mong muốn. Chính vì vậy, đối với tình trạng răng khểnh, niềng răng là giải pháp rất tốt để chấn chỉnh lại răng mọc lộn xộn, đưa về vị trí đều đẹp thẳng hàng trên cung hàm.

Khi chiếc răng nanh mọc lệch sẽ làm xáo trộn chức năng của các răng, làm sai khớp cắn. Bên cạnh đó, những chiếc răng khểnh sẽ làm giảm sức nhai, khi ăn thì các thức ăn bị nhét vào các kẽ răng, khó vệ sinh gây ra các bệnh về răng miệng như chảy máu chân răng, sâu răng, nha chu, lung lay răng, tiêu xương ổ răng,..và làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.

 

Niềng răng khểnh và những điều bạn không thể bỏ qua

 

Niềng răng khểnh giúp bạn tránh được những ảnh hưởng từ răng khểnh mọc lệch.

Vậy nếu bạn muốn có hàm răng đẹp và tránh được những ảnh hưởng không mong muốn từ chiếc răng khểnh thì bạn nên sử dụng phương pháp niềng răng khểnh tại các trung tâm nha khoa.

Các phương pháp niềng răng khểnh

Hiện nay, cùng với sự phát triển của công nghệ nha khoa hiện đại, có rất nhiều phương pháp niềng răng khểnh đem đến sự lựa chọn phong phú cho người dùng. Có thể kể đến các phương pháp niềng răng khểnh phổ biến như: Niềng răng bằng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mặt trong hay niềng răng không mắc cài invisalign…Niềng răng không có mắc cài invisaling được đánh giá cao về tính thẩm mỹ khi thực hiện niềng răng khểnh

Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng, tuy nhiên, để quyết định phương pháp niềng răng khểnh phù hợp, bạn nên tìm đến Nha Khoa để được bác sĩ tư vấn và chỉ định. Có rất nhiều trường hợp điều trị không đúng phương pháp dẫn đến hiệu quả không như ý. Tùy vào từng trường hợp răng khểnh cần khắc phục, tình trạng sức khỏe, độ tuổi…mà bạn sẽ được bác sĩ tìm chọn phương pháp hiệu quả tối ưu nhất.

Niềng răng khểnh mất bao lâu là nhanh nhất?

Đối với những ca niềng răng thông thường, niềng răng khểnh mất khoảng trên dưới 2 năm và đeo hàm duy trì khoảng từ 1 – 2,5 năm. Trường hợp hàm răng khấp khểnh quá mức có thể phải mất tới 3 năm niềng răng và khoảng 2,5 – 3 năm để đeo hàm duy trì ổn định răng và xương hàm trước khi kết thúc điều trị.

 

Niềng răng khểnh và những điều bạn không thể bỏ qua-hình 2

 

Tuy nhiên, bạn lưu ý rằng nên được bác sĩ tư vấn để có liệu có nên niềng răng khểnh hay không nhé.

Như vậy, niềng răng khểnh mất bao lâu chủ yếu do kỹ thuật ứng dụng và tình trạng răng sai lệch cụ thể của bạn. Răng càng khấp khểnh và sai lệch càng mất nhiều thời gian để điều trị.

Niềng răng khểnh có phải nhổ răng không?

Về cơ bản, niềng răng là kỹ thuật tạo ra sự dịch chuyển của răng về vị trí thẩm mỹ hơn. Mà muốn có được sự di chuyển này, nhất thiết các răng phải có không gian trống nhất định. Nhổ răng khi niềng răng chính là giải pháp được thực hiện để đáp ứng yêu cầu tạo ra khoảng trống cần thiết cho hàm răng có sự thay đổi vị trí.

Việc nhổ răng thường do các bác sĩ quyết định, và không phải trường hợp nào cũng cần thiết phải nhổ răng. Thường thì nha sỹ sẽ chỉ định nhổ những chiếc răng cối nhỏ và chỉ những trường hợp răng khểnh có vấn đề thì mới nhổ răng. Nhổ răng trong niềng răng không có hại và không gây ra tiêu xương như các tình huống mất răng thông thường vì khoảng trống của răng sau nhổ sẽ được lấp đầy khi các răng kế cận di chuyển về.

Nếu bạn muốn có hàm răng đẹp và tránh được những ảnh hưởng không mong muốn từ chiếc răng khểnh thì bạn còn băn khoăn gì nữa. Nên niềng răng khểnh để mang lại nụ cười hoàn hảo hơn.

 

Cùng chuyên mục

Tram rang thua hinh ava

Quy trình trám răng thưa như thế nào? Trám răng thưa là quá trình hàn đóng kẽ răng thưa bằng vật liệu nhân tạo tương đồng với răng thật về mặt tính chất cũng như màu răng. Nhờ vậy, với trám răng thưa mà khe răng thưa có thể biến mất nhanh chóng, các răng trồng sẽ sát kín đều đặn với nhau một cách...

Nha Khoa

- 09/05/2017

Tram rang cua hinh ava

Nên lựa chọn vật liệu nào cho trám răng cửa? Trám răng nói chung và trám răng cửa nói riêng diễn ra rất nhanh chóng, không làm mất nhiều thời gian của bạn đi kèm theo đó là rất nhiều những tác dụng trong việc bảo vệ răng khỏe mạnh, cứng chắc. Tuy nhiên, trường hợp nào mới nên trám răng cửa, trườn...

Nha Khoa

- 09/05/2017

Tram rang co dau khong hinh ava

Giải đáp thắc mắc về việc trám răng có đau không. Hàn trám răng, đặc biệt là trám răng sâu là cách hỗ trợ điều trị răng sâu hiệu quả nhất mà bạn có thể áp dụng nhằm giảm đau, bên cạnh đó là phục hình cho hàm răng khi vỡ mẻ, răng thưa. Tuy nhiên, vấn đề được nhiều người quan tâm về vấn đề rằng trá...

Nha Khoa

- 09/05/2017

Tram rang sau bao nhieu tien hinh ava

Chi phí trám răng sâu bao nhiêu tiền? Trám răng là giải pháp tốt nhất khắc phục các trường hợp như sâu răng, răng sứt mẻ, răng thưa, mỏng men răng, răng vỡ, răng hở. Vậy vấn đề trám răng sâu bao nhiêu tiền sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bệnh lý cũng như tình trạng răng miệng, vật liệu trám răn...

Nha Khoa

- 09/05/2017

Lam rang nanh gia hinh ava

Làm răng nanh giả như thế nào? Không ít người có những chiếc răng nanh quá ngắn và bị tù ở rìa răng. Hình thể kém thẩm mỹ và sai tiêu chuẩn này sẽ biến răng duyên trở thành kẻ phá hoại hoàn toàn “nhan sắc” của khuôn răng. Bên cạnh đó nhiều người muốn làm răng nanh giả để tạo điểm nhấn, độc lạ cho...

Nha Khoa

- 09/05/2017